Những “gọng kìm” siết chặt: Giá bất động sản sẽ hạ nhiệt? Công ty cổ phần Địa Tín phân phối độc quyền dự án: Khu đô thị Từ Sơn Garden City
[ad_1]

Hạn chế cho vay bất động sản, tham gia đấu giá đất; siết huy động vốn thông qua trái phiếu doanh nghiệp… có thể hạ nhiệt thị trường bất động sản.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn yêu cầu tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất. Hay việc Bộ Tài chính yêu cầu cơ quan quản lý tăng cường giám sát, quản lý việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp khiến dòng vốn chảy vào lĩnh vực bất động sản đang đứng trước nguy cơ tiếp tục bị thu hẹp.

Những “gọng kìm” siết chặt: Giá bất động sản sẽ hạ nhiệt?

Những động thái từ cơ quan quản lý có thể tác động xấu đến nguồn cung bất động sản nhưng về lâu dài sẽ góp phần lành mạnh hóa thị trường (Ảnh: LV)

Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh – Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường và Tư vấn phát triển của CBRE đánh giá, bất động sản được xem là loại hình đầu tư rủi ro, việc Ngân hàng Nhà nước siết chặt tín dụng vào thị trường này đã diễn ra trong vài năm trở lại đây và sẽ tiếp tục siết chặt trong năm 2022 do đó việc huy động nguồn vốn lớn đối với các chủ đầu tư bất động sản sẽ khó khăn hơn. Phía người mua bất động sản cũng gặp khó khăn, từ đó sẽ dẫn tới giảm nguồn cầu của thị trường. Bà Thanh đánh giá thời gian tới, hiện tượng đầu cơ sẽ giảm đi.

Theo ông Nguyễn Duy Thành – Tổng Giám đốc Công ty quản lý Nhà Toàn Cầu (Global Home), thị trường bất động sản sẽ trở nên minh bạch hơn sau động thái siết tín dụng, tránh xảy ra bong bóng bất động sản khi nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính.

Ông Thành nhận định, nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ sẽ lựa chọn những kênh đầu tư phù hợp hơn, không đầu tư vào những dự án bất động sản không đầy đủ pháp lý, chậm tiến độ mà chuyển sang đầu tư đất nền có pháp lý hoàn chỉnh, phù hợp với túi tiền.

Ở góc nhìn khác, ông Nguyễn Hữu Huân (Trưởng bộ môn tài chính – Trường đại học Kinh tế TP.HCM) đánh giá, các dòng tiền như tín dụng, trái phiếu vào bất động sản đang bị “khựng” lại. Thêm vào đó, một số tỉnh, thành đã ngưng cho phép phân lô bán nền hay siết chặt việc khai thuế chuyển nhượng bất động sản… sẽ ảnh hưởng khá lớn đến thị trường này trong thời gian tới.

“Không loại trừ khả năng sẽ đóng băng vài năm. Điều này đã từng xảy ra vào năm 2011 – 2013 khi ngân hàng siết tín dụng bất động sản”- ông Huân lo ngại.

Những “gọng kìm” siết chặt: Giá bất động sản sẽ hạ nhiệt?

Những doanh nghiệp có quỹ đất sạch và khả năng huy động vốn tốt sẽ phát triển bền vững

Còn theo TS Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế – Tài chính, Học viện Tài chính, thị trường bất động sản hiện nay có nguồn cung không nhiều, các dự án triển khai không quá dư thừa, trong khi giá nguyên vật liệu xây dựng có xu hướng gia tăng. Do đó, giá bất động sản khó giảm sâu, sẽ khó có tình trạng bán tháo.

Một điểm tích cực khác, theo ông Độ, ngân hàng không cho vay bất động sản thì dòng vốn sẽ chuyển sang các lĩnh vực khác, chảy vào doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều hơn cũng là điểm tốt.

Các chuyên gia và doanh nghiệp đều nhìn nhận những động thái này của cơ quan quản lý có thể tác động xấu đến nguồn cung bất động sản trong ngắn và trung hạn, nhưng về lâu dài sẽ góp phần lành mạnh hóa thị trường. Sân chơi được trả về cho những doanh nghiệp chuyên nghiệp, có sự đầu tư mạnh mẽ và chỉn chu.

“Trong dài hạn, những doanh nghiệp có quỹ đất sạch và khả năng huy động vốn tốt sẽ phát triển bền vững, trong đó quỹ đất sạch sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn, giúp đưa sản phẩm “thật” đến thị trường và hạn chế dần những sản phẩm ảo” – Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group đánh giá.

Nguồn: https://cafeland.vn/tin-tuc/nhung-gong-kim-siet-chat-gia-bat-dong-san-se-ha-nhiet-108724.html

[ad_2]