[ad_1]

Nhà đầu tư bỏ tiền vào vàng, chứng khoán hay bất động lúc lạm phát?

Nền kinh tế toàn cầu năm 2022 chứng kiến nhiều biến động từ leo thang chiến sự giữa Nga và Ukraine; áp lực lạm phát, nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng thêm một lần nữa… Trong bối cảnh đó, chứng khoán và bất động sản được đánh giá vẫn là kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao nhất.

Chia sẻ tại toạ đàm mới đây, ông Bùi Minh Long, Trưởng phòng Quản lý Danh mục đầu tư quỹ DCDS Dragon Capital Việt Nam cho rằng, tài sản đầu tư phải là tài sản đem lại giá trị gia tăng tốt nhất và phải an toàn. Hiện nay có các kênh đầu tư an toàn như gửi tiết kiệm, trái phiếu, vàng, bất động sản, chứng khoán… Trong đó, ông Long đánh giá cao kênh đầu tư bất động sản và chứng khoán.

Vị chuyên gia này cho rằng, vàng là kênh đầu tư tạm ổn trong ngắn hạn, nhưng dài hạn thì không nên. Vì vàng chỉ tăng giá mạnh khi có biến động.

Còn kênh đầu tư thứ hai là gửi tiết kiệm là an toàn nhất, nhưng kém hấp dẫn do mặt bằng lãi suất thấp. Do đó, những ai muốn có kênh đầu tư an toàn và ổn định thì thay vì gửi tiết kiệm có thể chuyển một phần sang đầu tư trái phiếu hoặc các quỹ trái phiếu – an toàn tương đối cao, đồng thời đem lại lợi suất tốt hơn.

Theo ông Long, một kênh đầu tư rất truyền thống khác là bất động sản. Giá bất động sản luôn tăng trong dài hạn, do sự tăng dân số và trình đô thị hoá. Ở những nước phát triển như Việt Nam,tiềm năng bất động sản còn tăng giá rất nhiều.

Kênh đầu tư cuối cùng chứng khoán hay cổ phiếu. Trong vòng 20 năm qua thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng khoảng 14 lần và đem lại mức lợi suất là cao so với các kênh còn lại. “Bản chất Chứng khoán hay cổ phiếu nói chung đó là đại diện cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp hay là doanh nhân thì họ là đại diện cho một cái tầng lớp tạo ra giá trị gia tăng nhiều nhất cho xã hội ngày. Vì thế cả kể trong những môi trường như lạm phát, có những xung đột thì về dài hạn 5 năm, 10 năm hay 20 năm thì chứng khoán vẫn là kênh sinh lời tốt nhất”, vị chuyên gia này chia sẻ.

Nhà đầu tư bỏ tiền vào vàng, chứng khoán hay bất động lúc lạm phát? - Ảnh 1.

BĐS vẫn là kênh trú ẩn an toàn, theo hầu hết các chuyên gia. Ảnh: Hạ Vy

Cũng theo ông Long, mặc dù có nhiều hấp dẫn, nhưng đầu tư chứng khoán hay bất động sản không hề đơn giản. Khi đầu tư bất động sản, nhà đầu tư phải mất công để tìm kiếm vị trí, yếu tố pháp lý của một dự án, nhiều công sức để tìm ra một bất động ưng ý. Trong chứng khoán cũng như vậy, nhà đầu tư cũng phải tìm kiếm cổ phiếu hay doanh nghiệp tốt.

Chia sẻ mới đây, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, bất động sản luôn được đánh giá là một kênh trú ẩn giúp giảm thiểu rủi ro khi tỷ lệ lạm phát tăng cao. Mặc dù vậy, những đợt lạm phát lớn cũng có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế và làm giảm giảm nhu cầu về thuê hay mua bất động sản.

Theo ông Khương, trước những biến động như chiến tranh, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính, có 3 kênh trú ẩn tài sản lớn là dầu mỏ, kim loại quý và bất động sản.  “Khi tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng do những bất ổn về chiến tranh, kinh tế – chính trị thế giới, nguồn tài chính đầu tư vào bất động sản được xem là một phương án giúp bảo toàn dòng vốn trước rủi ro. Điều này giúp họ bảo toàn giá trị tài sản, đồng thời tránh sự bất ổn định ở những kênh đầu tư khác”, ông Khương phân tích.

Đặc biệt, tại Việt Nam, trong thời gian qua, nguồn cung bất động sản nhà ở rất hạn chế. Người dân chủ yếu đầu tư đất nền còn các sản phẩm bất động sản nhà ở bao gồm đất và các tài sản trên đất chiếm tỷ lệ thấp hơn. Chính vì vậy, trong bối cảnh bất ổn kinh tế – chính trị thế giới, lạm phát tăng nhanh và nguồn cung khan hiếm, thị trường bất động sản bao gồm cả phân khúc nhà ở và thương mại tại Việt Nam được đánh giá sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới và là kênh đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh lạm phát.

Tuy nhiên, Giám đốc cấp cao của Savills cũng nhấn mạnh khi lạm phát diễn ra, mặc dù giá bất động sản tăng lên nhưng thị trường không có khả năng mua, tính thanh khoản không có. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư cũng dùng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản, khiến tài sản có thanh khoản thấp trở thành một gánh nặng lớn cho họ cũng như gây áp lực lên hệ thống ngân hàng.

“Chính vì vậy, tôi cho rằng trong bối cảnh phức tạp như hiện nay, việc cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản. Trong 9-12 tháng tới, việc một số các nhà đầu tư buộc phải bán tháo tài sản do không thể gánh được sức ép từ các công cụ hỗ trợ tài chính là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, tính đầu cơ của nhóm này không lớn, khó có thể thao túng thị trường, làm ảnh hưởng đến mặt bằng giá. Bên cạnh đó, nguồn cung nhà ở tại Việt Nam trong thời gian tới còn rất chế, chính vì vậy việc giảm giá bất động sản là rất khó xảy ra”, ông Khương cho hay.

Vị chuyên gia này dành lời khuyên cho nhà đầu tư, trước khi quyết định xuống tiền, nhà đầu tư cần chú ý về giá và pháp lý của bất động sản. Đối với những nhà đầu tư có ý định bán bất động sản vào lúc này, cần cân nhắc kỹ mục đích sử dụng của khoản tiền sau khi bán tài sản đó. Sẽ là hợp lý nếu khoản tiền này được đầu tư vào những kênh đầu tư hiệu quả hơn trong bối cảnh dịch bệnh, bất ổn chính trị quốc tế.

https://cafef.vn/nha-dau-tu-bo-tien-vao-vang-chung-khoan-hay-bat-dong-luc-lam-phat-20220324111643483.chn

Hạ Vy

Theo Nhịp sống kinh tế

Nguồn: https://cafef.vn/nha-dau-tu-bo-tien-vao-vang-chung-khoan-hay-bat-dong-luc-lam-phat-20220324111643483.chn

[ad_2]