[ad_1]

Người xưa nói “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống” có ý nghĩa gì mà đến ngày nay nhiều người vẫn tuân theo để chọn vợ chọn chồng?

Người xưa nói: Lấy vợ kén tông

“Lấy vợ kén tông” mà người xưa nói có ý nhắc nhở người con trai khi “tương tư” cô gái nào đó thì ngoài tìm hiểu cô gái cũng nên tìm hiểu thêm cả tông chi họ hàng. Qua đó đưa ra quyết định có nên đi xa hơn trong mối quan hệ tình cảm và kết hôn về chúng nhà hay không?

Nguoi-xua-noi-lay-vo-ken-tong-lay-chong-ken-giong-la-vi-sao

Xem xét ở đây không phải là xem xét nhà vợ có giàu có hay không mà là tìm hiểu họ hàng nhà vợ có nền nếp gia phong, có chung thủy đảm đang hay không? Ngoài ra, câu nói “lấy vợ kén tông” còn mang hàm ý nhà trai cần biết rõ lai lịch nhà gái từ nhiều đời con cái thế nào? Có ngoan hiền hiếu thảo hay sinh ra có bị bệnh tật gì không? Không chỉ vậy, nhà trai cũng cần xem xét xem hoàn cảnh gia đình nhà vợ có bố mẹ, ông bà làm điều gì trái với lương tâm, luân thường đạo lý hay không?

Nếu như tông chi họ hàng nhà vợ đều hội đủ đức hạnh thì là điều đó sẽ rất tốt. Bởi người vợ được nuôi dưỡng trong gia đình nề nếp, có đạo đức thì ắt là một người vợ chuẩn mực và hiểu biết.

Qua đó, người xưa muốn nhắn gửi là chớ nên hấp tấp trong việc chọn vợ. Thay vào đó nên dành thời gian để tìm hiểu, thử thách rồi đã ra quyết định. Như thế mới không chọn nhầm để gây ra nhiều hiểu lầm, xích mích, không vui về sau.

Người xưa nói: Lấy chồng kén giống

Người xưa nói “lấy chồng kén giống” hiểu đơn giản chính là con gái muốn lấy chồng cần xem nòi giống người con trai đó qua mấy đời có tốt hay không? Xem xét nhà chồng nhiều đời có ai mắc bệnh gì hay không? Hay tiền sử bệnh tật thế nào? Con cháu sinh ra khỏe mạnh hay yếu ớt, cao to hay thấp bé?

Quảng cáo

Nguoi-xua-noi-lay-vo-ken-tong-lay-chong-ken-giong-la-vi-sao-1

Từ xưa đến nay, anh hùng luôn sản sinh ra anh hùng, máu mê cờ bạc luôn sinh ra lưa sau cờ bạc. Tất nhiên sẽ có ngoại lệ, nhưng phần lớn số đông đều đi theo quy luật đó. Thế nên, lấy chồng phải “kén giống” để con sinh ra được hưởng “giống” tốt, khỏe mạnh từ người cha.

Câu nói “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống” còn áp dụng đến ngày nay không?

Người xưa rất coi trọng việc “kén tông, kén giống”, bởi hôn nhân là chuyện lớn nhất cuộc đời. Việc nghiêm túc và cẩn thận trong việc lựa chọn bạn đời cũng là để đảm bảo cuộc sống gia đình yên ấm, hạnh phúc tránh những va chạm, mâu thuẫn không hay. Ngoài ra, nó còn là nền tảng để nuôi dạy ra những đứa trẻ khỏe mạnh, có phẩm chất đạo đức tốt.

Nguoi-xua-noi-lay-vo-ken-tong-lay-chong-ken-giong-la-vi-sao-2

Ngày nay, dẫu cho quan niệm về hôn nhân đã thay đổi ít nhiều nhưng mọi người vẫn rất coi trọng việc chọn vợ chọn chồng. Sự phổ biến của những câu nói như “Nòi nào giống ấy”,”Cây nào quả ấy”,”Giỏ nhà ai quai nhà ấy”,”Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh” cũng phần nào chứng minh ngày nay câu người xưa nói “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống” vẫn rất được coi trọng.

Xem thêm: Cổ nhân dạy “Ấp rắn trăm ngày không thấy ấm, nuôi sói cả đời cũng không thân” có nghĩa là gì?

[ad_2]