[ad_1]
Khổng Tử dạy rằng, người quân tử nên coi trọng của cải, nhưng cũng không vì thế mà tùy tiện nhận khi chưa biết nguồn gốc và mục đích.
Khổng Tử từng nói: “Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo”. Ý nói, người quân tử có thể coi trọng của cải, nhưng đừng tùy tiện nhận của cải khi chưa biết nguồn gốc và mục đích của nó.
Của cải và địa vị là thứ nhiều người muốn, nhưng nếu không hợp đạo nghĩa, người quân tử sao muốn nhận. Có sa cơ lỡ vận, bị mọi người khinh ghét, nhưng không dùng cách có đạo mà thoát khỏi thì quân tử cố nhiên cũng không làm. Rời khỏi “đạo” thì sao có thể thành tựu được điều gì tốt đẹp? Vì thế, dù chỉ là thời gian ngắn bằng ăn một bát cơm, người quân tử cũng không rời khỏi đạo.
Không tham tài vật người khác
Lý Ước là một vị quan thời Đường, nổi tiếng là cả đời nghiêm minh, không tham của. Một lần nọ, ông cùng một vị thương nhân người Hồ đi chung thuyền. Vị này trên đường không may mắc bệnh nặng, trước lúc lâm chung có giao lại hai cô con gái cho ông chăm sóc. Ông còn đưa cho Lý Ước một miếng bảo châu, dặn dò thêm vài điều.
Biết chuyện, ai nấy đều vô cùng kính trọng tấm lòng thanh cao của Lý Ước. Dù không ai biết nhưng ông cũng nguyện giữ vững đạo làm người
Khi thương nhân kia qua đời, Lý Ước lập tức thực hiện di nguyện. Ông tới quan phủ giao hết số tiền bạc, rồi gả chồng cho hai cô con gái. Về sau, một người thân của thương nhân kia đến kiểm kê tài sản, báo lại: “Thiếu mất một miếng dạ minh châu”.
Lý Ước nghe xong liền đáp: “Ông ấy trước khi lâm chung có dặn lại rằng sau khi chết muốn được ngậm miếng dạ minh châu, cho nên ta đã làm như vậy”. Để xác thực, quan phủ đã cho người đến đào phần mộ lên và phát hiện lời Lý Ước nói là đúng.
Biết chuyện, ai nấy đều vô cùng kính trọng tấm lòng thanh cao của Lý Ước. Dù không ai biết nhưng ông cũng nguyện giữ vững đạo làm người.
Không nhận của biếu
Công Tôn Nghi là tể tướng thời chiến quốc của Lỗ Mục Công, đặc biệt thích ăn món cá. Nhiều người khi tìm đến ông bàn việc hay cố tìnhđem cá theo, nhưng ông đều từ chối. Một lần nọ, học trò của ông thấy làm lạ nên đã hỏi, vì sao Công Tôn Nghi luôn từ chối dù bản thân rất mê cá.
Ông liền đáp: “Ăn mấy con cá thì tất nhiên không có vấn đề gì. Nhưng nếu như ta nhận cá của người khác mang đến tặng thì tất sẽ phải nhân nhượng cho họ. Như thế là làm trái với luật pháp, sau cùng cũng sẽ bị cách chức tước vị. Đến lúc đó, ta còn muốn ăn cá thì thử hỏi những người này có còn mang cá đến tặng ta không? Bây giờ, ta không nhận cá của người khác thì tự mình vẫn có thể thường xuyên mua cá về ăn. Chẳng phải thế sao?”.
Báu vật của mình nhất định phải tôn quý
Trong “Tả truyện” (tả thị Xuân thu) có chép, năm Tống Tương Công 15, có một người tới tìm gặp đại phu Tử Hãn, nói rằng muốn tặng ngọc. Người này nói, đó là một miến ngọc trắng không tì vết, vốn đã cho thợ ngọc xem qua. Đó là một loại ngọc rất quý giá, có thể xem là báu vật, nên đem tặng ông.
Tử Hãn nghe xong liền đáp: “Miếng ngọc là báu vật của ngươi, ‘không tham’ là bảo bối của ta. Ngươi đem ngọc biếu ta, nếu ta nhận, thì cả hai chúng ta đều mất báu vật rồi. Chi bằng, mỗi người chúng ta tự giữ lại báu vật của mình đi”.
Ngươi đem ngọc biếu ta, nếu ta nhận, thì cả hai chúng ta đều mất báu vật rồi
Người biếu ngọc kia thấy Tử Hãn không nhận bảo ngọc đành phải bẩm báo thật lòng: “Tiểu dân nếu giữ lại bảo ngọc này, sợ rằng không được bình an, cho nên đã một mình đến đây biếu ngài…”.
Đại phu Tử Hãn lúc này đã hiểu ra, liền cho mời thợ gia công đến. Ông cho mài giũa viên ngọc ấy, tạo hình thật đẹp rồi đem bán. Số tiền nhận được, ông đưa trả lại cho người biếu ngọc, còn cho người hộ tống ông ta về tận nhà.
Người xưa vẫn cho rằng, làm chuyện thất đức, dù không ai biết thì vẫn còn có Trời biết, Đất biết, mình biết. Hay nói cách khác, mình có thể giấu được người, nhưng không thể giấu được Thiên thượng, cũng chẳng thể giấu được lương tâm. Bởi vậy dù tài vật có thể giải quyết rất nhiều chuyện, nhưng người quân tử chỉ nhận lấy của cải “hữu đạo” mà thôi.
Theo Trí thức VN
Xem thêm: Bạn là quân tử hay tiểu nhân? – Đáp án nằm gọn trong bài viết này
[ad_2]