[ad_1]

Cuộc đời này bất công hay không là do bạn nắm quy tắc chính của trò chơi như thế nào. Bởi cuộc đời giống như một trò chơi vậy, nếu nắm được quy luật của nó bạn sẽ trở thành người thắng cuộc.

Từ trước đến nay, mọi người thường quan niệm cuộc sống vốn dĩ không công bằng và tự an ủi bản thân phải tập quen dần với điều đó.

Nói thế cũng không sai. Ngoại trừ những người tài năng xuất chúng, những người bình thường như chúng ta phải vật lộn từng ngày với những khó khăn trong cuộc sống. Vậy nên, mọi người thường cảm thấy cuộc đời này bất công.

Nhưng sự thật là cuộc đời này giống như một trò chơi vậy, nhưng phức tạp hơn. Nên người chơi sẽ cần đọc kỹ và hiểu đúng những quy tắc đã có trước khi bắt đầu vào cuộc đời. Tác giả của bài viết này là ông Oliver Emberton – Một cây bút nổi tiếng, đồng thời là một nghệ sĩ đa tài, ông đã soạn 3 quy tắc chính của trò chơi mang tên “cuộc đời” này:

Quy tắc 1: Đừng nghĩ cuộc đời bất công nếu bạn không cố gắng trên đường đua của chính mình

Bạn đang có một công việc ổn định tại công ty? Ngoài kia không ít người đang cố kéo công ty của bạn xuống. Bạn lại rất yêu mến công việc đó.

Thời đại công nghệ lên ngôi, chẳng ai chắc rằng bạn sẽ không bị thay thế bởi lập trình máy tính cả. Chức vụ đó là vị trí mà bạn hằng mong ước? Hàng chục người khác cũng đang muốn như bạn và còn đang lên kế hoạch hành động trước cả bạn.

Dù không muốn nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng, tất cả mọi người đều đang ở trong một cuộc tranh đua quyết liệt. Sự cạnh tranh xuất hiện ở mọi nơi, mọi điều mà bạn làm như ai bơi được xa hơn, ai nhảy đẹp hơn, ai được nhiều like trên facebook hơn,…

“Chỉ cần cố gắng hết sức là được”, “Đối thủ lớn nhất của bạn là chính bạn”,…Đừng nghĩ những lời động viên thường nghe này là để xoa dịu bạn khỏi áp lực và căng thẳng. Thực chất, chúng có tác dụng ngược lại. Những câu nói này thúc ép chúng ta cố gắng nhiều và nhiều hơn nữa. Nếu như sống mà không cần phải ganh đua thì chúng ta đã được khuyên nên bỏ cuộc ngay từ đầu. 

Cuoc-doi-nay-bat-cong-hay-khong-nam-o-cho-ban-hieu-ro-luat-choi

Thế nên, đừng bao giờ tự tin nói rằng mình chẳng cần cạnh tranh để có thể sống như ngày hôm nay. Bạn không nhận ra bản thân đang cố gắng học tốt để đạt được điểm số cao, vẫn đang mải miết làm việc để có thêm thu nhập hay đang tìm cách để tạo ấn tượng với người bạn thầm thích đó thôi.

Nêu đọc đến đây mà vẫn nghĩ đây không phải là ganh đua thì đơn giản bạn đã bị loại hỏi cuộc chơi này rồi. Đừng nghĩ cuộc đời này bất công khi bạn không thực sự chiến đấu trên đường đua của chính mình.

Quy tắc 2: Người ta đánh giá bạn qua những thứ bạn làm được chứ không phải những điều bạn nghĩ

Xã hội này thường đánh giá con người dựa trên những gì họ có thể làm cho người khác. Bạn vừa cứu một đứa trẻ khỏi đám cháy, sơ cứu một người bị tai biến trên đường hay đơn giản là gây tiếng cười cho những người xung quanh, mọi hành động của bạn đều sẽ được người khác “định giá” ngay lúc đó.

Sẽ chẳng có gì bàn cãi ở đây nếu bạn cũng đánh giá bản thân theo cách đó. Chúng ta chỉ đơn thuần tự tin cho rằng “tôi là người tốt” hay “chắc chắn tôi sẽ làm được”. Bạn nên nhớ rằng, bạn đánh giá bản thân theo cách riêng của mình nhưng đó không phải là cách thế giới đang nhìn vào bạn.

Quảng cáo

Cuoc-doi-nay-bat-cong-hay-khong-nam-o-cho-ban-hieu-ro-luat-choi-1

Bạn tốt tính như thế nào, có tài cán đến đâu, đam mê ra sao thì xã hội này đều không quan tâm. Điều mà họ quan tâm chính là bạn sẽ làm gì được cho thế giới. Là thủ khoa tốt nghiệp Đại học nhưng lại thất nghiệp thì cũng bằng không mà thôi.

Mà cho dùng chúng ta có làm tốt đến cỡ nào thì cũng sẽ có người chế trách, soi mói bằng góc nhìn phiến diện. Một nhân viên gác cổng cần mẫn sẽ chẳng được tung hô như một doanh nhân thành đạt, một nhà nghiên cứu ung thư sẽ ít được quan tâm hơn so với ca sĩ. Vì sao vậy? Đó là bởi vì những tài năng đó quý hiếm và được đón nhận bởi nhiều người hơn.

Mọi người nghĩ chỉ cần chăm chỉ, làm ra sản phất thật tốt thì mọi người sẽ biết đến. Nhưng trong thực tế, sự đón nhận của đám đông chỉ đơn giản là một hiệu ứng mạng lưới, tức là sức lan tỏa và ảnh hưởng càng lớn thì bạn càng thành công. Cứu một mạng người bạn là anh hùng của khu phố, nhưng chữa được một ca bệnh khó tên bạn được đi vào huyền thoại. 

Có thể bạn sẽ không thích nghe điều này nhưng bạn sẽ được đánh giá dựa trên những gì bạn có khả năng làm được và số lượng người được hưởng lợi từ điều bạn làm. Nếu không chịu chấp nhận sự thật này lúc nào bạn cũng thấy cuộc đời này bất công với mình.

Quy tắc 3: Khái niệm công bằng của mỗi người liên quan mật thiết đến lợi ích cá nhân

Con người thích đặt ra những chuẩn mực đạo đức, đó chính là lý do chúng ta cần trọng tài trong thi đấu hay thẩm phán trong toàn sán. Chúng ta luôn phân định rõ đúng – sai trong mọi vấn đề và hy vọng thế giới sẽ tuân theo.

Nhưng cuộc đời này đâu dễ dàng đến thế. Bạn học như điên vẫn thi trượt. Bạn làm việc miệt mài nhưng người khác lại được thường. Bạn yêu hết lòng nhưng lại bị đối phương bản bội. Vấn đề ở đây hông phải là cuộc đời này bất công với bạn mà là do bạn hiểu sai về khái niệm “công bằng”.

Khi bạn yêu đơn phương ai đó, bạn xem họ là mẫu người hoàn hảo. Tương tự khi ai đó thích bạn tuy bạn không quá xinh đẹp hay xuất sắc nhưng người ta vẫn ưu ái bạn vì bạn đem lại cho họ cảm giác hoàn thiện. Cách bạn ghét những người xung quanh cũng tương tự như vậy, đặc biệt là những đối tượng quyền lực điển hình như sếp, thầy cô,… Việc bạn thích hay ghét một ai đó sẽ phụ thuộc vào việc người đó có đem đến cho bạn những gì bạn muốn hay không.

Cuoc-doi-nay-bat-cong-hay-khong-nam-o-cho-ban-hieu-ro-luat-choi-2

Chúng ta luôn cho rằng cuộc sống không công bằng, đó là bởi vì chúng ta không định nghĩa đúng về sự công bằng. Chúng ta đang phủ lên sự công bằng một tấm áo choàng gắn đầy những suy tưởng mộng mơ: “Ước gì mình được như họ!”

Thử tưởng tượng, nếu tồn tại thế giới mà ai cũng được đối xử “công bằng” như họ muốn thì thế giới này sẽ loạn đến mức nào?

Ngừng than vãn và đối mặt với thực tế mới chính là chìa khóa giúp bạn mở tung sự hiểu biết về thế giới cũng như mọi tiềm năng ẩn sâu bên trong.

Xem thêm: Biết cúi đầu mới thực sự là người khôn ngoan

[ad_2]