[ad_1]

Đánh giá chung thị trường bất động sản năm 2021, ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản năm qua bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, nhất là quý III/2021. Nguồn cung đã sụt giảm từ những năm trước, tiếp tục bị sụt giảm bởi dịch bệnh và chính sách chưa được tháo gỡ triệt để.

  • Nhận định trái chiều về nguồn cung bất động sản 2021

Bên cạnh đó, giao dịch trên thị trường thường xuyên đối mặt với tình trạng đứt gãy, gián đoạn. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải dừng hoạt động, thậm chí phá sản, giải thể, liên tục phải dừng mọi hoạt động đầu tư xây dựng và bán dự án.

Từ những khó khăn trên, ông Đính cho rằng, sẽ khó cải thiện nguồn cung cho thị trường bất động sản. Chủ đầu tư dự án bất động sản khó khăn thu hồi vốn đầu tư, nhưng vẫn phải duy trì cho dự án.

Luật chồng chéo khiến nguồn cung bất động sản khan hiếm? - Ảnh 2.

Nguồn cung bất động sản ở Hà Nội, đặc biệt tại các dự án lớn khan hiếm. Trong ảnh là một góc dự án Ngôi nhà mới ở Quốc Oai, TP.Hà Nội. Ảnh: Trần Kháng

Đồng quan điểm trên, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng cho rằng, sự sụt giảm nguồn cung dự án nhà ở thị trường bất động sản vừa qua tại TP.HCM rất ghê gớm.

  • Nguồn cung nhiều phân khúc bất động sản được dự báo tăng nhẹ trong quý 4

“Vướng là do quy định pháp luật, trực tiếp là dự án nào có 100% đất ở thì mới được công nhận là chủ đầu tư. Sau đó, có sửa thêm rằng “đất ở và các loại đất khác”. Chúng tôi cho rằng điều này không đúng ở Luật Đất đai. Có 173 dự án tại TP.HCM bị vướng ở vấn đề này”, ông Châu nói.

Dẫn chứng thêm về bất cập trong pháp luật hiện hành, ông Châu cho biết, Nghị định 30 hướng dẫn đúng nhưng thiếu là bỏ sót những trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp mà không có đất ở.

“Trong 5 năm qua, quy định nhà đầu tư phải có 100% đất ở thì mới được chỉ định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, dẫn đến hàng trăm dự án nhà ở thương mại trong cả nước không thể triển khai thực hiện”, ông Châu nhấn mạnh.

Luật chồng chéo khiến nguồn cung bất động sản khan hiếm? - Ảnh 4.

Do khan hiếm nguồn cung từ các dự án bất động sản lớn, nhiều nhà đầu tư lựa chọn đất phân lô tại huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội. Ảnh: Trần Kháng

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo bất động sản, cho biết từ năm 2014 thị trường bất động sản đã chứng kiến sự hồi phục và phát triển. Từ năm 2019, thị trường bất động sản có những biến đổi tăng giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thị trường bất động sản miền Trung cũng ảnh hưởng bởi dịch.

Cũng theo ông Lập, tại thị trường bất động sản nhà ở, đang vướng mắc về pháp lý dự án qua thanh tra, kiểm tra. Đối với bất động sản du lịch, vướng mắc chính ở giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

“Điểm nghẽn trong hành lang pháp lý, khâu tổ chức thi hành các quy định của pháp luật là nguyên nhân căn bản làm hạn chế sự phát triển bình thường ở thị trường bất động sản, làm cho giá bất động sản tăng cao, gây bất bình trong xã hội; mặt khác làm hạn chế sự phát triển của nền kinh tế – xã hội quốc gia khi nguồn lực lớn bị “đóng băng” ở các tài sản bất động sản đã hình thành nhưng không được đưa vào lưu thông sử dụng và nguồn vốn lớn đầu tư cho lĩnh vực này không được đưa vào lưu thông trong nền kinh tế”, ông Lập phân tích.

[ad_2]