[ad_1]

Hàng tồn kho của một số doanh nghiệp bất động chủ yếu nằm ở các dự án bất động sản dở dang đang xây dựng, phần còn lại chiếm rất ít là hàng hóa thành phẩm.

Loạt “ông lớn” bất động sản Novaland, Đất Xanh Group…dẫn đầu danh sách tồn kho

Từ giữa năm 2022, thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, đồng thời những vướng mắc về pháp lý đã tồn đọng từ lâu chưa được giải quyết dứt điểm khiến không ít dự án phải tạm dừng triển khai khiến hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Cùng đó, thanh khoản trên thị trường sụt giảm khiến một số chủ đầu tư tạm dừng ra hàng, thậm chí không bán được sản phẩm. Theo đó, tồn kho của một số doanh nghiệp thời gian qua không giảm đi, thậm chí tăng thêm.

Thống kê BCTC quý I/2023 của 10 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy, tổng giá trị tồn khi tại thời điểm đầu năm 2023 là gần 265.789 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ.

tonkho.jpg

Dẫn đầu danh sách này là CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland; mã chứng khoán: NVL) với tổng giá trị hàng tồn kho ghi nhận 136.905 tỷ đồng, chiếm 53,4% tổng tài sản và tăng 13,7% so với cùng kỳ.

Tồn kho lớn chủ yếu đến từ việc doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư phát triển tại các dự án Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram…Do vậy, 125.107 tỷ đồng là bất động sản để bán đang xây dựng, tương đương 91,4% tổng hàng tồn kho. Còn bất động sản để bán đã xây dựng hoàn thành của doanh nghiệp này là 11.678 tỷ đồng, NVL cho biết, giá trị tồn kho của Tập đoàn được dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay gần 58.687 tỷ đồng.

tonkho2.jpg

Đứng thứ hai là CTCP Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) với tổng hàng tồn kho là 60.947 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ, nhưng giảm 7,5% so với cuối năm 2022.

Hàng tồn kho của VHM chủ yếu nằm tại các bất động sản để bán đang xây dựng (56.375 tỷ đồng) gồm tiền sử dụng đất, chi phí giải phóng mặt bằng, giá mua các công ty con được phân bổ như một phần chi phí mua dự án, chi phí xây dựng và phát triển dự án Khu đô thị sinh thái Dream City, dự án Khu đô thị Đại An, dự án Grand Park, dự án Vinhomes Ocean Park, dự án Vinhomes Smart City và một số dự án khác.

Tương tự, 15.681 tỷ đồng hàng tồn kho (chiếm 57,5% tổng tài sản) của CTCP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG) chủ yếu nằm ở bất động sản dở dang ( chiếm 15.632 tỷ đồng) chủ yếu nằm ở các dự án bất động sản dở dang như dự án Izumi (8.628 tỷ), Southgate (hơn 3.663 tỷ), Waterpoint (hơn 1.483 tỷ), dự án Cần Thơ (hơn 572 tỷ đồng), Akari (gần 569 tỷ),… Con số này tăng 5,8% so với cuối năm ngoái (14.898 tỷ đồng).

Kết thúc quý I/2023, CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) ghi nhận 15.114 tỷ đồng hàng tồn kho chiếm 49,6% tổng tài sản và tăng 6,2% so với cuối năm ngoái, tăng 32,4% so với cùng kỳ. Trong đó, hàng tồn kho chủ yếu nằm ở bất động sản dở dang chiếm 12.888 tỷ đồng, tương đương và bất động sản thành phẩm là 1.590 tỷ đồng.

Tại ngày 31/3/2023, hàng tồn kho của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) là 12.656 tỷ đồng, toàn bộ đều ằnm ở bất động sản xây dựng dở dang. Cụ thể, dự án Khang Phúc – Khu trung tâm dân cư phường Tân Tạo (hơn 5.405tỷ), Khu nhà ở Đoàn Nguyên – Bình Trưng Đông (3.299 tỷ), Bình Trưng – Bình Trưng Đông (1.134 tỷ), Khang Phúc – An Dương Vương (gần 608 tỷ),…

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã chứng khoán: PDR) có 12.132 tỷ đồng hàng tồn kho, không biến động nhiều so với cuối năm ngoái. Trong đó, đa số là các bất động sản dở dang như The EverRich 2 (3.598 tỷ), Bình Dương Tower (2.351 tỷ), Tropicana Bến Thành Long Hải (1.994 tỷ), Phước Hải (1.521 tỷ), The EverRich 2 (877 tỷ),…

Ngoài ra, nhóm doanh nghiệp có tồn kho dưới 10.000 tỷ đồng có thể kể đến như DIC Corp (mã chứng khoán: DIG) là 6.040 tỷ; CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (mã chứng khoán: SCR) là 2.843 tỷ đồng; CTCP Đầu tư Văn Phú – INVEST (mã chứng khoán: VPI) là 2.000 tỷ đồng, giảm 47% so với cuối năm 2022 và giảm 51% so với cùng kỳ; CTCP Tập đoàn C.E.O (mã chứng khoán: CEO) là 1.471 tỷ đồng.

[ad_2]

Nguồn: https://markettimes.vn/loat-ong-lon-bat-dong-san-novaland-dat-xanh-group-dan-dau-danh-sach-ton-kho-27044.html