[ad_1]
Chị Doãn Thị Oanh (sinh năm 1974, quê Hoà Bình), là chủ quán cà phê – karaoke lớn ở Lương Sơn. Một năm qua, vì tình hình dịch bệnh phức tạp, chị phải tạm dừng kinh doanh nên có thêm thời gian chăm chút sở thích làm vườn. Tháng 6/2020, chị Oanh bắt đầu làm “nông dân sân thượng”.
Ấn tượng đầu tiên về khu vườn nhà chị Oanh là rộng lớn, xanh mướt, được chăm chú kỹ lưỡng. Sở hữu khu vườn diện tích “khủng”, chị Oanh không hề thuê nhân công mà tự mình làm từ A-Z. Do đó không thiếu hình ảnh bà chủ quán cà phê hoá nông dân chính hiệu, cày cuốc, khuân đất bất kể nắng mưa.
Khu vườn sân thượng nhà chị Oanh rộng 300m2
Thuê xe cẩu 500 bao đất lên sân thượng, tự khuân 100 bao đất trước mỗi vụ mùa
Chia sẻ về cơ duyên làm vườn, chị Oanh cho biết mình vốn đam mê làm nông từ rất lâu nhưng chưa có điều kiện. Mãi đến tháng 6/2020, phần vì dịch bệnh, phần vì muốn có rau sạch cho cả nhà, cô chủ quán cà phê ở Lương Sơn mới quyết định “dấn thân”. Vì dưới sân đã kinh doanh kín chỗ, chị Oanh liền cải tạo lại sân thượng 300m2 làm vườn rau cho gia đình.
Diện tích vườn khá lớn nên khi bắt đầu, chị phải thuê xe cẩu với giá 5 triệu đồng, đưa 500 bao đất lên cao. Sau đó, chị tiếp tục đưa 300 bao đất lên bằng thang máy. Tổng cộng có 800 bao đất, tốn không ít thời gian và công sức để sắp xếp vườn đâu ra đấy trước khi gieo trồng vụ mùa đầu tiên.
Ngoài 800 bao đất đưa lên sân thượng lần đầu, tuần qua chị Oanh còn tự khuân 100 bao trấu gà về ủ để chuẩn bị cho vụ mùa mới. 2 chị em chị Oanh tự khuân tất cả lên trong khoảng 1 tiếng rưỡi. Nghe khối lượng công việc “khủng” như thế, ai cũng cảm thấy vất vả. Thế nhưng chị Oanh không hề ngần ngại: “Chưa hôm nào mệt em ơi, bình thường ấy mà. Chị chỉ tranh thủ thôi”. Tình yêu dành cho thiên nhiên, trồng trọt giúp chị Oanh chỉ cảm thấy hào hứng khi làm vườn.
Chị Oanh không ngại “xấu”, nắng mưa, vất vả,… tự mình vun trồng khu vườn 300m2.
Cô chủ quán cà phê nhiều lần hoá nông dân chính hiệu, cày cuốc chăm bẵm vườn.
Khu vườn sân thượng nhà chị Oanh chia làm 2 phần trước và sau. Xung quanh chị trồng cây cảnh và cây leo giàn quanh tường rào như bầu, bí, đậu, mướp,… Đối với cây ăn lá, chị trồng ở dưới. Hiện giờ khu vườn đã có tương đối đầy đủ các loại rau, củ, quả, rau thơm, rau gia vị. Chị Oanh gần như không phải đi chợ để mua rau củ. Ngoài trồng trọt, bà chủ quán cà phê còn chăn nuôi gia súc, gia cầm để cải thiện bữa ăn hàng ngày.
“Một năm qua mình đã trồng được tầm hơn 70 giống rau củ quả là bầu, bí, mướp đắng, cà chua, su su, củ cải tím, củ cải đỏ, cải thìa cải mù tạt Hàn Quốc,… Mình ưu tiên trồng các loại rau ăn lá hơn vì thời gian sinh trưởng ngắn xong đến các loại quả bầu, bí, mướp. Lưu ý của mình là mùa nào thức nấy, sẽ hạn chế được sâu bệnh”, chị Oanh chia sẻ thêm.
Vườn rau nhà chị Oanh xanh mướt, được sắp xếp gọn gàng.
Chị Oanh chia vườn thành từng ô trồng các loại rau riêng biệt để dễ chăm sóc và tiết kiệm chi phí mua chậu.
Vườn có đủ cây cảnh, giàn cây leo, rau xanh,… nên nhìn rất đẹp mắt.
Sử dụng phân trùn quế, sơ dừa, đất sạch làm giá thể ươm cây giống
Thời gian chưa có dịch bệnh, cứ rảnh rỗi là chị Oanh lại lên sân thượng. Hiện tại, do tạm nghỉ kinh doanh nên chị có nhiều thời gian chăm sóc vườn nhiều hơn, mỗi ngày đều đặn từ 5h00 – 7h30, 16h00 – 16h30. Chị Oanh cũng “bỏ túi” nhiều kinh nghiệm quý báu.
Về phần cây giống, chị Oanh hoàn toàn tự ngâm, ủ gieo hạt để có thể trải nghiệm những loại rau củ quả mình yêu thích mà chưa có điều kiện để ăn. “Mình gần như toàn mua hạt giống về tự ươm nên muốn chia sẻ với mọi người ít kinh nghiệm. Giá thể ươm cây giống gồm có một phần phân trùn quế, một phần sơ dừa, một ít đất sạch trồng rau”, chị Oanh hào hứng chia sẻ.
Vườn chị Oanh có đủ loại rau củ.
Chị Oanh thích trồng cây cải kale vì giàu chất dinh dưỡng.
Chị Oanh thường sử dụng đất ruộng, phân gà và phân trâu ủ mục. Khi ủ đất, chị ủ với một chút lân xám, một chút nấm ủ trichoderma trong 20 – 30 ngày thì có thể sử dụng. Khi trồng rau xanh, chị rút ngắn thời gian ủ đất bằng cách cuốc đất lên, rắc cám gạo và bột đậu tương thì 2 – 3 ngày là dùng được. Ngoài ra chị Oanh còn bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng bằng phân hữu cơ tự ngâm ủ như trứng, chuối, sữa, đậu tương tưới cho quả; ngâm cá tưới ray ăn lá,…
.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:””;position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}
[ad_2]