[ad_1]

Làm quen với một người xa lạ thì dễ, quên đi một người xa lạ đã từng quen mới thật khó sao

Thường con người ta ai cũng sẵn mối cảm tình, khi gặp thời, gặp cảnh, nỗi niềm xúc động ùa đến thì tất chứa chan mà hiện ra ngoài. Tuy vậy mối cảm tình đã dùng lầm, thì sau này không còn được như trước nữa…

Chuyện xưa kể rằng: có một người con nước Yên, lúc sinh thì sinh ở nước Yên; lớn lên thì sang ở nước Sở; lúc già lại trở về cố quốc. Khi anh ta đi qua nước Tấn (gần nước Yên), bạn đồng hành chỉ vào cái thành mà nói dối rằng:

“Đây là nước Yên”. Anh ta lấy làm buồn rầu, sắc mặt thay đổi. Chỉ vào nền xã nói: “Đây là nền xã làng anh”. Anh ta ngậm ngùi than thở. Chỉ vào cái nhà nói: “Đây là nhà của ông cha anh”. Anh ta rũ rượi, rơm rớm nước mắt. Chỉ vào cái gò, nói: “Đây là mồ mả ông cha anh”. Anh ta òa lên khóc.

Chúng bạn cùng đi ai nấy đều phì cười, nói: “Chúng tôi nói đùa anh đấy! Đây mới là nước Tấn, chưa phải là nước Yên”. Anh ta nghe xong lấy làm bẽn lẽn.

Khi về đến nước Yên, anh ta trông thấy thật là thành nước Yên, làng xã nước Yên, thật là mồ mả ông cha, thì lòng cảm thương lại hờ hững không còn được như trước nữa.

***

Có câu: “Xa mặt cách lòng”, chuyện tình cảm xưa nay ví như cái dây leo, nó phải có gì đó để quấn quýt. Cũng như người con nước Yên trong câu chuyện nói trên, kể từ khi sinh ra đã được đưa đến nơi khác sinh sống, cho đến khi trưởng thành thì những kí ức về nơi chôn rau cắt rốn cũng không nhớ được gì. Vì thế khi quay trở về cố hương anh ta lại thấy mình chẳng khác nào như một lữ khách; thế nên ai nói gì thì anh liền tin nấy, cũng chẳng có một chút hoài nghi. Ôi! Giá như có ai hỏi anh ta về nước Sở – nơi anh đã lớn lên, phải chăng anh có nhiều hiểu biết hơn? Đúng như trong Đường thi, Hạ Chi Trương đã viết:

“Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con gặp mặt không chào
Hỏi rằng: Khách ở nơi nào ghé chơi?”

(Hồi hương ngẫu thư)

Người ta thường nói: “Thật dễ dàng để làm quen với một người xa lạ, nhưng thật khó để quên đi một người xa lạ đã từng quen”. Cuộc sống như chiếc kim đồng hồ chuyển động theo vòng kim giây từng chút, từng chút một. Nếu chăm chú để theo dõi, thì thấy thật lâu, đến là sốt ruột, nhưng hãy thử buông lơi một thời gian rồi nhìn lại thì chợt nhận ra thời gian trôi nhanh đến lạ lùng. Chính sự lơ đễnh đã nhắc nhở chúng ta rằng, những thứ bản thân cho rằng mình đã quên thực ra chỉ là vì chúng ta sợ phải nhớ lại mà thôi.

Thường con người ta ai cũng sẵn mối cảm tình, khi gặp thời, gặp cảnh xúc động đến thì tất chứa chan mà hiện ra ngoài. Tuy vậy mối cảm tình đã dùng lầm, thì sau này không còn được như trước nữa. Một người đã đem lòng trung thành thờ kẻ vô đạo, một người đã để lòng ân ái thương gái bất trinh, dù về sau gặp được bậc anh quân, hay thục nữ thì mối cảm tình cũng không còn được đằm thắm như xưa. Chẳng khác nào như người nước Yên này, đã đem hết nước mắt khóc chỗ giả dối mà không biết, đến khi gặp sự thực thì dường như cạn hết nước mắt rồi.

Vậy mới hay: “Dĩ vãng cũng là hiện tại, hiện tại cũng là tương lai”, bởi lẽ không có dĩ vãng thì không có hiện tại, không có hiện tại thì cũng không làm nên tương lai. Người xưa có câu: “Tri kim, nhi bất tri cổ, vị chi manh cổ; tri cổ, nhi bất chi kim, vị tri lục trầm”, ý tứ là: Biết chuyện đời nay lại còn phải học chuyện đời xưa, ôn lại chuyện đời xưa mà hiểu việc đời nay có như vậy mới không bị coi là khiếm khuyết, tuy nói là kim – cổ, song cũng chỉ như là sớm – chiều mà thôi.

“Chim có tổ ấm người có quê hương” chỉ có quay trở về nơi mình đã sinh ra thì đó mới thật sự là nhà, là quê hương của mình. Đó là nguyện vọng chôn dấu trong sâu thẳm của mỗi người, là khát vọng không thể phai mờ theo thời gian, mà ngược lại như “lá rụng về cội” khi càng đến gần điểm kết thúc của sinh mệnh thì tiềm thức ấy, khát khao ấy lại càng trở nên thực tại.

Vậy nhà là cái gì? Nhà ở nơi đâu? Nhà có phải là những căn hộ, hay những thôn trang, những thành phố lung linh ánh đèn hoa? Hay là những nấm mồ xanh sâu ba thước ấy? Đôi khi nhà trong chúng ta chỉ như một loại cảm giác tiềm tại; thuở nhỏ mẹ chính là nhà, khi lớn lên nhà là nơi để ta đi về, để dựa dẫm mỗi khi mệt mỏi… Cùng với sự lớn lên về tuổi tác, thì cũng thêm vào mỗi chúng ta một phần trách nhiệm; nhà càng ngày càng trở thành gánh nặng trên vai. Cho tới khi về già thì các thế hệ hậu bối lại xem ta như là “nhà”.

Về nhà nào đây? Ban đầu bước đi của chúng ta càng gần thì nhà càng dễ thấy, càng dễ để về, tuy nhiên càng bước đi thì càng viễn ly. Tâm trạng trở về nhà lại càng trở nên mờ mịt, mê man… Sinh mệnh trở về đâu? rốt cuộc con người có hay không ngôi nhà vĩnh viễn của mình? Những vấn đề này bắt đầu khiến chúng ta không khỏi băn khoăn, và rồi cũng sẽ đến lúc buộc chúng ta phải đối diện với nó.

Hỡi những người con xa quê phiêu bạt! các bạn có biết chăng? Ngôi nhà thực sự của chúng ta không phải tại nơi hồng trần với những dòng chảy đục ngầu cuồn cuộn này đâu, không phải tại nơi thế gian tranh đấu liên miên này đâu. Trăm năm cuộc đời thoáng chốc đã qua đi trong chớp mắt, đó chỉ là sự tất yếu trong hành trình của sinh mệnh.

Người xưa nói: “Sống gửi thác về”. Nơi được gọi là nhà ấy chẳng qua chỉ như một quán trọ mà thôi. Gia viên thực sự của mọi người là trên thiên thượng, người thân thực sự của mọi người đang ở trên ấy, họ đang tha thiết chờ mọng bạn quay trở về. Tuy nhiên xưa nay con đường quay trở về chưa hề được mở ra, hàng trăm nghìn năm qua muôn nẻo luân hồi đã khiến cho ta quên đi chính ngôi nhà thực sự của mình, quên đi nơi mà thực sự ta đã ra đi…

Xưa nay người đến, người đi hỏi có mấy ai đã thực sự quay trở về? Nếu may mắn gặp được Chính Pháp, cổng trời rộng mở, hết thảy chúng sinh sẽ có được chiếc thang lên trời để quay trở về nơi cố hương xưa và bản nguyên sinh mệnh.

Ngôi nhà thực sự đang hiện ra ở trong tâm của mỗi người!

Xem thêm

[ad_2]