[ad_1]
Kiểm soát thân tâm, không phóng túng cảm xúc của mình mới không tổn làm tổn thương bản thân, làm hao mòn phúc báo.
Người xưa luôn nói, một cơn nóng giận thiêu ngàn công đức. Khi chúng ta gặp phải những chuyện không vừa ý thường phát tiết cảm xúc một cách tùy ý, khiến cho cơn nóng giận không kiểm soát được.
Nhà văn Hồ Thích từng nói: “Việc ác nhất thế gian chính là khi nổi giận, việc hạ lưu nhất thế gian chính là khi để người khác thấy được khuôn mặt giận dữ đó, việc này so với bị đánh chửi thì còn khó chịu hơn”.
Thế nên ở đời, nếu luôn muốn sống vui vẻ thì nhất định phải kiểm soát thân tâm, không được nóng giận. Bởi người có tính khí càng tốt thì phúc báo càng nhiều.
Kiểm soát thân tâm, việc đầu tiên là đối xử thật tốt với những người thân
Chúng ta thường khi đến chỗ làm đối xử với sếp thì rất cung kính, với đồng nghiệp thì rất hòa ái, với người lạ thì lễ phép, thận trọng. Thế nhưng, về đến nhà chỉ vài ba câu là đã nóng giận, cáu kỉnh với người nhà. Đấy là một tật xấu, cần phải sửa.
Đối với người thân chúng ta thường có quá nhiều yêu cầu, quá nhiều bắt bẻ, hơi không vừa ý là tức giận. Bởi người nhà dù ta có giận dữ như thế nào cuối cùng họ cũng sẽ tha thứ, không để bụng chính vì vậy mà càng làm cho nhiều người tính tình ngày càng khó chịu, không biết kiêng nể là gì.
Tục ngữ nói: “Tích thủy chi ân, dũng tuyền dĩ báo”, nhận một giọt nước ân nghĩa thì phải dùng cả con suối để báo đáp. Nên đối với sự yêu thương, ủng hộ, giúp đỡ vô điều kiện của người nhà chúng ta cần phải bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc.
Thế nên, dù tính tình có nóng nảy thế nào, bên ngoài có phải chịu áp lực bao nhiêu thì về nhà cũng không được nổi giận lung tung. Nhất là đối với bố mẹ, không được tùy ý quát mắng. Họ yêu thương bạn, tình yêu thương đó là hiển nhiên không có điều kiện, nhưng bạn cũng không được ỷ y vào tình cảm đó mà không coi họ ra gì. Như thế là bất hiếu.
Kiểm soát thân tâm, không nổi giận vô cớ với những người thân yêu, làm tốt được điều này phúc báo sẽ tự đến.
Kiểm soát thân tâm, việc thứ hai cần phải nhớ bản sự càng lớn cái tôi càng nhỏ
Từ xưa đến nay, phàm là những người có bản sự càng lớn thì cái tôi lại càng nhỏ, người có bản sự nhỏ cái tôi lại rất lớn. Bởi vì, lúc một người nóng giận nói cho cùng đó là do bản thân cảm thấy bất lực và bị cảm xúc thống khổ, thất vọng nhấn chìm.
Trong những năm Chính Đức triều đại nhà Minh, Ninh Vương tạo phản, Vương Dương Minh chỉ mất một tháng là đã có thể dẹp yên được phản loạn, tránh được tổn thất nghiêm trọng cho quốc gia.
Nhưng Vương Dương Minh lại bị những vị quan khác đố kỵ, vu oan ông kết cấu với Ninh Vương do việc không thành nên mới quay đầu phản công nhằm bảo vệ chính mình.
Bình định phản loạn đấy là công lao lớn, thế nhưng Vương Dương minh không những không được để ý tới mà còn bị người ta hãm hại. Đối mặt với tình cảnh như vậy, nhưng Vương Dương Minh lại không căm tức chút nào. Ông bình tĩnh đi tìm Trương Vĩnh, dồn toàn bộ công lao cho ông ta. Sau đó, Vương Dương Minh đi vào chùa. Nhờ có tâm bình thản, coi nhẹ công danh mà ông đã nhẹ nhàng hóa giải hết mọi tai họa.
Câu chuyện của Vương Dương minh cho ta thấy người có bản sự, có tầm nhìn sâu rộng phải biết tự kiểm soát chính mình, chỉ động não không động tâm. Bởi vì, chỉ có động não mới có thể tìm cách giải quyết được vấn đề, còn nếu động tâm thì sẽ bị cảm xúc chi phối từ đó mà hỏng việc.
Một người càng nóng giận bao nhiêu càng sẽ không tìm thấy điểm mấu chốt để giải quyết vấn đề. Như thế, chỉ làm cho sự tình ngày càng tệ hơn mà thôi. Chỉ có kiểm soát thân tâm, tỉnh táo phân tích vấn đề mới có thể tìm cách giải quyết, làm nên đại sự.
Cuộc sống không phải để tức giận
Phạm Trọng Yêm từng nói “Không vì ngoại cảnh mà vui, không vì bản thân mà buồn”. Đối với ngoại cảnh, không để trong lòng, được mất tùy duyên, bảo trì nội tâm an ổn, bình tĩnh mới là chân lý.
Bởi vì, vạn vật sinh ra đều có sinh có diệt, ngay cả đời người cũng chỉ sống được mấy mươi năm, chớp mắt là đã trôi qua. Nhân sinh ngắn ngủi, vậy cớ gì không sống cho vui vẻ?
Phật gia gọi cơn nóng giận là “Hỏa thiêu công đức lâm”, tức là chỉ cần một cơn thịnh nộ có thể thiêu rụi cả rừng phúc lộc và công đức. Bởi vậy, phàm ở đời khi gặp những việc không như ý, hãy kiểm soát thân tâm, không được nóng giận. Sống vui vẻ mỗi ngày thì mới không uổng phí một kiếp nhân sinh.
Xem thêm: 9 điều “không quá” ai cũng phải nắm để thấu trọn an yên
[ad_2]