[ad_1]

Khang Hy vì sao ban chết cho Sách Ngạch Đồ? Nhưng lại không giết gian thần bôi xấu triều cương là Nạp Lan Minh Châu
Ảnh: Soundofhope

Trung Quốc cổ đại có một loại người như vậy, họ đối với cấp trên đặc biệt trung thành, nhưng việc xấu không chừa, họ tự tay chôn vùi đất nước tốt đẹp, tiếng xấu vạn năm, họ mặc dù ở những thời đại khác nhau, hai bên chưa chắc đã biết nhau, nhưng lịch sử giao phó cho họ cũng một danh xưng – gian thần.

Trong lịch sử có rất nhiều gian thần tuy làm rất nhiều việc ác, nhưng họ cũng không phải là loại người không có tài cán gì. Hơn nữa còn có những gian thần là người rất có bản sự, họ đã có cơ hội để thể hiện mình, từ đó có thể ứng phó với các mối đe dọa. Gần chúng ta nhất là một vị đại thần của vương triều nhà Thanh, nói là gian thần, thì khi so với Triệu Cao, Tần Cối, ông vẫn chưa đến mức là hại nước hại dân; nói là bề tôi có tài năng thì ông vẫn còn kém xa so với Gia Cát Lượng, Trương Cư Chính. Nhân vật này chính là Nạp Lan Minh Châu, đại thần nội các của Khang Hy .

Nạp Lan Minh Châu, là thị vệ ở tầng thấp nhất, một đường thăng tiến lên làm Lại bộ thượng thư, có thể nói là quyền thế khuynh đảo triều đình, thậm chí tuổi già nhận hối lộ đến 2.000 vạn lượng. Ông cả đời vì Khang Hy mà lập được 3 kỳ công lớn, tuy nhiên khi về già bởi vì các loại tội trạng mà bị quần thần vạch tội, nhưng cuối cùng đã tránh được kết cục bi thảm bị ban cho cái chết giống như Sách Ngạch Đồ.

Khang Hy gần 8 tuổi đã đăng cơ làm hoàng đế, thường bị quản thúc bởi 4 vị phụ chính đại thần, trong đó có Ngao Bái. Sách Ngạch Đồ là chú của Hách Xá Lý – vợ của Khang Hi, ông đã trợ giúp Khang Hy trừ đi Ngao Bái, nâng đỡ Khang Hy tự mình chấp chính, cho nên chiến công hiển hách, quyền lợi cực kỳ bành trướng. Nhìn lại Nạp Lan Minh Châu, mặc dù tổ tiên là Diệp Hách Na Lạp thị thuộc Mãn Thanh Chính Hoàng Kỳ, nhưng đến thời ông thì đã sớm suy tàn. Vào thời Thuận Trị, ông muốn mượn quan hệ thông gia với Đa Nhĩ Cổn để một bước lên mây.

Tuy nhiên, bởi vì nhạc phụ của ông – Anh thân vương A Tế Cách bị tố cáo mưu loạn, gia tộc cũng vì vậy mà gặp bất hạnh, Nạp Lan Minh Châu chỉ có thể từ thị vệ trong cung mà đi lên. Nhưng 2 năm sau, chỉ dựa vào sự chăm chỉ và tài hoa mà ông được thăng tới chức Đại tổng quản phủ nội vụ, một năm sau lại đảm nhiệm chức học sĩ Hoằng Văn Quán, Nạp Lan Minh Châu bắt đầu con đường quan lộ chân chính của mình.

Trong khi Nạp Lan Minh Châu không ngừng thăng quan tiến chức thì thế lực của Ngao Bái trong triều đình đã bị diệt trừ gần như hết sạch. Khang Hy Đế bắt đầu an bài cho thân tín của mình tham gia triều chính. Nạp Lan Minh Châu nghe nói Khang Hi muốn đi tuần tra 8 kỳ binh Lượng Ưng Đài do ông phụ trách, để trình diễn tài năng của mình, ông đã ban bố giáo điều huấn luyện binh lính trước thời hạn. Lúc Khang Hi đến kiểm duyệt thì phát hiện, “Tác phong quân đội nghiêm chỉnh” nơi này chính là lực lượng quân sự mà ông đang cần, mắt rồng ánh lên niềm vui mừng.

Sau khi biết được người thống lĩnh nơi này là Nạp Lan Minh Châu, Khang Hi lập tức coi ông là một lực lượng trọng yếu trong trò chơi quyền lực của triều đình. Tuy lúc đó Khang Hy mới chỉ gần 20 tuổi, Nạp Lan Minh Châu thì đã hơn 40, nhưng tại vấn đề “tước phiên” thì rất hợp ý nhau (chính sách “tước phiên” đề cao tầng lớp văn nhân, đồng thời tước bỏ thế lực ngoại phiên để tập trung quyền lực về trung ương).

Năm đầu Khang Hy , Ngô Tam Quế, Thượng Khả Hỉ và Cảnh Tinh Trung chia ra đóng ở Vân Nam, Quảng Châu và Phúc Kiến, vương của các phiên (Thuộc địa hoặc thuộc quốc phong cho chư hầu ngày xưa) này giữ lại một số lượng lớn tiền bạc tiến cống cho quốc khố, còn âm thầm câu kết thế lực khắp nơi, ngang nhiên phản kháng với thế lực triều đình. Lúc này Bình nam vương Thượng Khả Hỷ lại lấy lý do tuổi tác đã cao, giả vờ loại bỏ phiên mà đến dò xét thái độ của Khang Hi, Ngô Tam Quế và Cảnh Tinh Trung cũng hùa theo muốn loại bỏ phiên. Tuy nhiên triều đình đã lấy một phái của Sách Ngạch Đồ dẫn đầu, cho rằng tam phiên vì Đại Thanh lập được công lớn, tùy tiện loại bỏ phiên sẽ làm biên giới phía Nam hỗn loạn, hy vọng có thể bàn bạc kỹ hơn.

Ý kiến của một phái Sách Ngạch Đồ khiến Khang Hi rất bất mãn, mà chủ trương loại bỏ phiên chỉ có 2 người. Nạp Lan Minh Châu sớm đã hiểu được tâm tư của Khang Hi, lập tức hùa theo 2 vị đại thần gắng sức loại bỏ phiên. Về sau, đám người Ngô Tam Quế thấy Khang Hy có ý muốn loại bỏ phiên, dứt khoát liên hợp xung quanh các khu vực Tứ Xuyên, Cam Túc… cùng nhau mưu phản.

Mắt thấy các phần tử phản loạn chiếm cứ một nửa giang sơn Đại Thanh, đe dọa đến sự thống trị, các quan viên lấy Sách Ngạch Đồ làm đầu, lập tức hướng mũi nhọn vào đám người Nạp Lan Minh Châu, thỉnh cầu hoàng đế xử tử những đại thần chủ trương loại bỏ phiên. Khang Hy Đế hùng tài đại lược, làm sao có thể sợ hãi mà né tránh khi gặp chuyện được, ông trực tiếp nói một câu: “Việc này là ý trẫm, người khác không có tội”. Từ đó về sau trong quá trình bình định phiên, Khang Hi còn để Nạp Lan Minh Châu tham gia vào nhiều công việc khác nữa. 5 năm sau, loạn tam phiên đã hoàn toàn được xử lý.

Khang Hi ngay trước văn võ bá quan trong triều, mỉm cười nói rằng: “Lúc ấy có người kiến nghị giết, nếu trẫm làm theo thì hàm oan đã khắp đất trời rồi”. Khang Hi nói lời này chính là muốn chế giễu Sách Ngạch Đồ muốn ngăn cản những người loại bỏ phiên.

Nhờ công lao bình định tam phiên trong lần này, Nạp Lan Minh Châu đã trở thành trọng thần sánh ngang với Sách Ngạch Đồ, trở thành tâm phúc của hoàng đế, cũng theo đó mà trừ đi mối họa của cuộc tranh giành cấu xé giữa “Sách đảng” và “Minh đảng”. Sau khi giải quyết xong vấn đề biên giới phía Nam, Nạp Lan Minh Châu tại vấn đề Đài Loan vẫn kiên trì thu phục vùng đất bị mất.

Khang Hy vốn muốn cho Tuần phủ và Tổng đốc Phúc Kiến cùng nhau xuất binh tấn công Đài Loan, nhưng Nạp Lan Minh Châu nói rằng 2 thống soái đó sẽ có những ý kiến bất đồng, nên mới đề cử Thi Lang thống lĩnh thủy quân đi trước, như vậy mới đảm bảo thắng lợi. Vì vậy, Khang Hi đã lệnh cho Thi Lang một mình xuất quân đi đánh chiếm Đài Loan.

Sau khi thu phục được Đài Loan, Khang Hy đã thiết lập chính quyền ở Đài Loan trực thuộc tỉnh Phúc Kiến. Tam phiên ở Nam bộ và vấn đề Đài Loan đều đã giải quyết ổn thỏa, lần này Nạp Lan Minh Châu cũng có công lao không nhỏ. Đối diện với sự xâm phạm liên tục của Nga Hoàng (nước Nga) ở Bắc bộ, Nạp Lan Minh Châu lại tiến cử Bành Xuân và Tát Bố là tướng quân và phó đô thống. Sau khi liên tục đánh lui Nga Hoàng, chiếm cứ thành Albazino.

Đối mặt với thế tiến công mạnh mẽ của vương triều nhà Thanh, Nga Hoàng phái sứ giả đến cầu hòa, cuối cùng ký kết “Hiệp ước Nerchinsk”. Từ loạn tam phiên đến nay, đối tượng mà Sách Ngạch Đồ cực lực chèn ép đã trở thành đối tượng mà Nạp Lan Minh Châu lôi kéo. Hai thế lực liên tục đấu đá với nhau. Bởi vì gia tộc Sách Ngạch Đồ lúc ấy là mẫu tộc của thái tử Dận Nhưng, “Sách đảng” phần lớn ủng hộ thái tử. Mà Nạp Lan Minh Châu lại thu nạp tất cả những người không ủng hộ thái tử.

Tuy nhiên điều mà hoàng đế Khang hi ghét nhất đó là các đại thần làm ầm ĩ vấn đề ngôi vị thái tử, cuối cùng đem Sách Ngạch Đồ bỏ tù ở Tông Nhân phủ, về sau được ban cho cái chết. Nạp Lan Minh Châu mặc dù bị các quan viên thượng thư vạch tội, nhưng Khang Hi nhớ đến các chiến công của ông, nên mới để cho ông được an hưởng tuổi già.

Đối với Khang Hy mà nói, Nạp Lan Minh Châu cùng lắm là gian thần tham ô, bôi xấu triều cương, còn Sách Ngạch Đồ lại tham dự vào tranh đoạt chính quyền, có thể là nghịch thần đe dọa đến quyền lực của nhà vua. Nạp Lan Minh Châu cũng tốt, Sách Ngạch Đồ cũng được, kết cục của họ chẳng qua cũng chỉ là mấy hạt bụi trong dòng sông dài của lịch sử mà thôi, cuối cùng đều là hoa sóng cuốn hết anh hùng, thị phi thành bại cũng chỉ còn là chuyện đàm tiếu mà thôi.

Tiểu Phàm biên dịch
Theo: Lý Tĩnh Nhu – Soundofhope

Xem thêm

[ad_2]