[ad_1]
Học cách im lặng khi nổi giận, để không phải hối hận về những câu nói và hành động ấy về sau. Thật dễ dàng để một người kiểm soát hành vi của mình, nhưng rất khó để kiểm soát suy nghĩ bên trong, đặc biệt là khi bạn đang xúc động, hoặc khi tâm trạng bất ổn.
Im lặng không chỉ là một loại trí tuệ mà còn là một loại cảnh giới cao.
Booker T. Washington (1856-1915) là một nhà giáo dục, tác giả và nhà lãnh đạo trong cộng đồng da đen từ cuối những năm 1800 tới khi qua đời vào năm 1915. Ông trở thành tổng thống đầu tiên của viện Tuskegee, cũng là một trong những người Mỹ gốc Phi đầu tiên được mời đến nhà Trắng.
Có một câu chuyện nổi tiếng trong cuộc đời ông như thế này:
Một lần, Washington đang cùng một người bạn da trắng đi trên đường. Khi họ đang vừa đi vừa trò chuyện thì Washington bị một người da trắng có tính thích khiêu khích và ngạo mạn cố ý dùng tay đẩy mạnh làm ông ngã xuống đất.
Washington đứng dậy, lấy tay phủi bụi đất trên quần áo, không nói gì và trên nét mặt cũng không có vẻ gì là oán hận.
Nhưng người bạn da trắng đi cùng ông thì vô cùng bất bình, tức giận nói: “Sao cậu có thể dễ dàng tha thứ cho kẻ đã bắt nạt cậu như thế được?”
Washington bình tĩnh nhìn người bạn và nói: “Người nào muốn làm mình bực tức, mình sẽ không để người ấy làm được điều đó. Biện pháp tốt nhất chính là im lặng và không để ý đến họ!”
Chính thái độ nhân sinh của nhà giáo dục Washington đã khiến ông chẳng những trở thành người phát ngôn của người da đen ở nước Mỹ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 mà ông còn hợp tác cùng những người da trắng thành lập nên hàng trăm trường học, các tổ chức giáo dục, đóng góp rất nhiều công sức cho sự nâng cao bình đẳng giáo dục của người da đen ở Nam Mỹ.
Trong cuộc đời, sẽ có lúc bạn nhận ra rằng ngàn lời nói chi bằng không nói một lời nào. Những người có trí tuệ sẽ coi lời nói là một loại tu luyện trong cuộc sống, bởi vì nếu nói những điều tốt đẹp, nói đúng, bạn sẽ dễ dàng thúc đẩy sự thành công, đạt được thành tựu mà nhiều người mong ước.
Một người khôn ngoan hiểu rằng, im lặng không phải là sự chịu đựng, chấp nhận thua cuộc, càng không phải sự yếu đuối. Với họ, sự im lặng, khiêm nhường trong cuộc sống còn đáng giá hơn cả ngàn lời nói
Gặp rắc rối phải biết lấy tĩnh chế động
Nhà triết học Platon từng nói: “Điều đáng tiếc nhất trong cuộc sống là bạn có thể dễ dàng từ bỏ những gì bạn không nên từ bỏ, kiên quyết khăng khăng những gì bạn không nên khăng khăng”.
Đôi khi, trước những vấn đề bạn đang rất thắc mắc nhưng bạn vẫn phải học cách im lặng. Ngay cả khi bạn rất tò mò, hoặc phấn khích tìm kiếm câu trả lời, thì điều đó cũng không khiến vấn đề được giải quyết nhanh hơn.
Sự im lặng và quan sát sẽ cho bạn nhìn thấy rất nhiều điều mà trước đây bạn không thể hiểu. Sự chủ động không phải lúc nào cũng tốt, bạn cần biết cách điều chỉnh bản thân để phù hợp với hoàn cảnh. Học cách sắp xếp các vấn đề đúng cách và gỡ rối từ từ, khi nhìn lại bạn có thể thấy rằng mọi rắc rối không quá khó để giải quyết.
Có câu nói rằng: Con người chỉ mất 2 năm để học nói, nhưng phải mất cả đời để học cách im lặng. Nói hay im lặng đều phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh. Lời nói phải “lựa cho vừa lòng nhau”, cũng như sự im lặng cần có nghệ thuật để không biến thành tai họa.
Đôi khi, sự im lặng là một sức mạnh đóng vai trò lớn tại thời điểm quan trọng. Vì vậy, hãy học cách lặng im đúng lúc để tìm ra con đường dẫn đến thành công.
Sưu tầm
[ad_2]