[ad_1]

Bức tường thời không dường như không cách nào có thể vượt qua, vận mệnh đời người dường như chẳng thể nào biết trước. Thế nhưng lúc ở trong giấc mộng, có người lại được thần linh báo trước cho tương lai lành dữ…

Vào triều đại nhà Thanh, có một người đàn ông nằm mơ thấy 7 chữ ‘Tứ thập nhất, bi, khứ, tồn, hỉ’. Chỉ là mấy chữ đơn giản, nhưng nó đã báo trước vận mệnh của người này và gia đình của ông, cả sự việc sau khi ông qua đời. 

Thần tiên báo mộng, dự đoán trước tương lai

Có một năm, Tưởng Dĩ Huyên đến miếu thờ Vi Ứng Vật (một đại thi nhân thời Hậu Đường) để cầu mong thần linh báo mộng cho biết một chút về vận mệnh của bản thân. 

Ngay trong đêm đó, Tưởng Dĩ Huyên đã nằm mơ thấy mình đi vào một tòa nhà vô cùng sang trọng của một hào phú, trên tường của tòa nhà này được trang trí bằng 4 loại thư pháp khác nhau, mỗi hàng chỉ viết 3 chữ, với cùng một nội dung là “Tứ thập nhất” (tạm dịch là bốn mươi mốt).

Hiện tượng giấc mơ đi vào đời thực, dự báo trước tương lai Thần tiên báo mộng, dự đoán trước tương lai. (Ảnh minh họa qua Pinterest)

Trong đó đoạn thư pháp có nội dung ‘Bốn mươi mốt’ viết theo lối chữ khải, phía dưới có ghi chú chữ ‘Bi’.

Đoạn thư pháp có nội dung ‘Bốn mươi mốt’ viết theo lối chữ thảo, phía dưới ghi chú chữ  ‘Khứ’ (Đi).

Đoạn thư pháp có cùng nội dung viết theo lối chữ lệ, phía dưới ghi chú chữ ‘Tồn’.

Đoạn thư pháp có cùng nội dung viết theo lối chữ triện, phía dưới ghi chú chữ ‘Hỉ’.

Mơ đến đây thì Tưởng Dĩ Huyên sực tỉnh, dù cảm thấy ba chữ ‘Tứ thập nhất’ trong mơ vẫn đang hiển hiện rõ trước mắt, nhưng Dĩ Huyên thấy vô cùng khó hiểu, không biết thần linh muốn báo trước điều gì cho mình. 

Không lâu sau đó, phụ thân của Tưởng Dĩ Huyên qua đời, lúc ấy đúng vào năm Càn Long thứ bốn mươi mốt (năm 1776). Lúc này mọi người mới hiểu ra, đoạn thư pháp có nội dung ‘Bốn mươi mốt’ viết theo lối chữ khải cùng chữ ‘Bi’ ghi chú ở dưới, chính là chỉ việc phụ thân của Dĩ Huyên qua đời vào năm Càn Long thứ 41. Đoạn thư pháp dự đoán tương lai bằng chữ khải trên đã ứng nghiệm.

Sau này, Tưởng Dĩ Huyên mất sớm. Ông qua đời đúng vào năm bốn mươi mốt tuổi. Đoạn thư pháp có nội dung ‘Bốn mươi mốt’ viết theo lối chữ thảo và ghi chú ‘Khứ’ (đi) lại một lần nữa ứng nghiệm. 

Khi còn sống, Tưởng Dĩ Huyên vô cùng yêu thơ ca, thích ngâm vịnh, nhưng rất nhiều bài thơ của ông đã bị thất lạc. Sau khi Dĩ Huyên qua đời, bạn bè của ông đã thu thập lại bản thảo của các bài thơ trên, cuối cùng tìm được vỏn vẹn bốn mươi mốt bài thơ, ứng nghiệm với đoạn thư pháp viết theo lối chữ lệ có nội dung ‘Bốn mươi mốt’ và chữ ‘Tồn’ được ghi chú phía dưới. 

Thời gian thấm thoát trôi qua, chẳng mấy chốc đã đến năm Gia Khánh thứ 25 (năm Canh Thìn 1820), cháu của Tưởng Dĩ Huyên là Tưởng Thái Giai (1771 – 1829) sau bao nỗ lực trên chốn quan trường đã được thăng lên ba cấp, hưởng vinh quang vô hạn…

Hiện tượng giấc mơ đi vào đời thực, dự báo trước tương laiDù không xuất hiện trực tiếp trong giấc mộng của Tưởng Dĩ Huyên, nhưng nếu xét sự việc từ đầu đến cuối thì ta có thể cảm nhận được sự tồn tại vô hình của thần. (Ảnh minh họa qua Internet)

Không những vậy Thiên tử còn truy tặng cho Tưởng Dĩ Huyên làm triều nghị đại phu, điều đáng nói là sự việc này diễn ra sau khi Tưởng Dĩ Huyên qua đời đúng bốn mươi mốt năm, ứng với đoạn thư pháp viết theo lối chữ triện, có nội dung ‘Bốn mươi mốt’ và chữ ‘Hỉ’ đi kèm. 

Người xưa thường nói “Trên đầu ba thước có thần linh”, trong giấc mộng của Tưởng Dĩ Huyên không thấy thần tiên xuất hiện trực tiếp, nhưng nếu xét sự việc từ đầu đến cuối thì ta có thể cảm nhận được sự tồn tại vô hình của thần. 

Giấc mộng gặp thần tiên của Đường Bá Hổ

Những câu chuyện được thần tiên báo mộng như trên được lưu truyền trong dân gian không phải là ít. Trong cuốn “Tử Bất Ngữ” của Viên Mai ghi lại rằng, trong nhà thờ tổ của Vu Khiêm có một thiền điện, mỗi khi có khoa thi các sĩ tử sẽ đến miếu này để thỉnh cầu thần linh báo mộng cho biết trước tương lai họa phúc. 

Hiện tượng giấc mơ đi vào đời thực, dự báo trước tương lai Tài tử Giang Nam Đường Bá Hổ từng đến hồ Cửu Lý… (Ảnh minh họa qua Internet)

Vào năm Chính Đức thứ 2 (năm 1507), tài tử Giang Nam Đường Bá Hổ cũng từng đến hồ Cửu Lý để cầu giấc mộng, rồi chiêm bao được “Thần tiên tặng cho một gánh toàn là đĩnh mực”, từ đó trình độ văn chương của Đường Bá Hổ tiến bộ rất nhanh…

Đường Bá Hổ sau đó đã đến Tô Châu xây dựng “Mộng mặc đình” để tưởng nhớ đến việc được thần tiên báo mộng. Nhà văn, học giả triều Minh Chúc Chi Sơn sau đó đã dựa vào câu chuyện này mà sáng tác ra cuốn Mộng mặc đình ký.

Nhiệt Bạch (Theo Epoch Times)

Nguồn: https://tinhhoa.net/hien-tuong-giac-mo-di-vao-doi-thuc-du-bao-truoc-tuong-lai.html

[ad_2]