[ad_1]

Bài cập nhật

Góc nhìn 11/02: Dòng tiền sẽ được cải thiện?

Theo SHS, tuy thanh khoản khớp lệnh đã có phiên thứ 15 liên tiếp thấp hơn trung bình cho thấy một bộ phận nhà đầu tư vẫn đang đứng ngoài thị trường nhưng xu hướng dòng tiền dự báo sẽ được cải thiện trong thời gian tới kể từ 11/02.

Có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu

 

CTCK Yuanta Việt Nam: Thị trường suy yếu trong phần lớn thời gian của phiên 10/2 nhưng ghi nhận diễn biến hồi phục mạnh cuối phiên nhờ nhóm bluechips bớt giảm. Chỉ số VN-Index đảo chiều tăng 0.09% dừng tại 1,506.79 điểm trong khi HNX-Index tăng 0.95%, Upcom-Index đồng thuận tăng 0.57%. Giá trị giao dịch khớp lệnh sụt giảm so với phiên liền trước khi đạt 23,321 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Nhóm Ngân hàng và các mã trụ khác sau phiên điều chỉnh liền trước đã có sự hồi phục trở lại về cuối phiên như MSN (+2%), PLX (+1.9%), GAS (+1.8%), FPT (+1.4%) cùng với các mã Ngân hàng như MBB (+1.4%), CTG (+1.1%)… Ở chiều giảm, VIC (-2%), VHM (-1.7%) tiếp tục suy yếu nhưng cũng đã thu hẹp đà giảm. Nhóm cổ phiếu Thép chững lại khi gặp phải áp lực chốt lời T+3. Độ rộng thị trường của nhóm VN30-Index ghi nhận 16 mã giảm và 11 mã tăng.

Về nhóm ngành, nhóm Thực phẩm-Đồ uống, Điện nước Xăng Dầu khí đốt và Hoá chất là 3 nhóm hồi phục tích cực nhất tronp phiên 10/2.

Khối ngoại bán hơn 702 tỷ trong đó VIC (453 tỷ), HPG (145 tỷ), NVL (85 tỷ) dẫn đầu ở chiều bán ròng. Ở chiều ngược lại, họ mua ròng tập trung tại FUEVFVND (229 tỷ), VGC (55 tỷ), VCB (54 tỷ).

Yuanta cho rằng chỉ số VN-Index sẽ kiểm định lại ngưỡng 1,512 điểm và sớm vượt được mức kháng cự này trong phiên giao dịch kế tiếp. Điểm tích cực là chỉ số VN30 đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ là nhóm dẫn dắt chính đà tăng của thị trường và dòng tiền vẫn có dấu hiệu tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu này. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn nên ưu tiên chiến lược gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

Xu hướng của thị trường chung vẫn duy trì ở mức TRUNG TÍNH. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu với mức phù hợp 40-45% danh mục.

Có thể tích lũy thêm cổ phiếu các mã đầu ngành?

CTCK Agribank (Agriseco): Quan sát thêm diễn biến dòng tiền, Agriseco nhận thấy đang có sự dịch chuyển về nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, tính từ đầu tháng 2 chỉ số VN Mid-Cap và VN Small-Cap đã tăng lần lượt 2% và 3%. Trong khi đó, 0.5% là con số ghi nhận được tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Về phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã có phiên thứ 4 liên tiếp đóng cửa trên ngưỡng 1,500 điểm, duy trì tín hiệu tích cực chung cho toàn thị trường. Tuy nhiên, với nhiều lần không thể vượt qua vùng 1,510-1,520 điểm và thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp, Agriseco nhận định chỉ số có thể kiểm định lại vùng 1,485-1,490 điểm trước khi bật tăng trở lại. Nhà đầu tư có thể hạ dần tỷ trọng với các cổ phiếu có tính đầu cơ cao, ngược lại có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh để tích lũy thêm các mã đầu ngành đang thu hút dòng tiền tốt.

Thị trường vẫn trong xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn?

CTCK Vietcombank (VCBS): Mặc dù có ghi nhận một vài nhịp giảm nhẹ trong phiên, nhưng theo đánh giá của VCBS, đây phần nhiều mang tính chất điều chỉnh kỹ thuật với khối lượng giao dịch không tạo đột biến. Dưới góc nhìn kỹ thuật, chỉ số vẫn đang nằm trên đường trung bình động 20 ngày, cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp diễn.

Theo đó, VCBS cho rằng nhà đầu tư có thể tạm thời quan sát thêm một vài phiên tới để chờ đợi chỉ số chung thử thách thành công ngưỡng 1,500 điểm trước khi xem xét giải ngân theo xu hướng mới nếu chỉ số chung tiếp tục bứt phá đi kèm tín hiệu thanh khoản có sự cải thiện, hoặc giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu nếu chỉ số không thể giữ được mốc điểm số này.

VN-Index đã xác nhận hồi phục đà tăng trong trung hạn

CTCK Tân Việt (TVSI): VN-Index kết phiên tiếp tục với cây nến spinning ngược lại với phiên trước đó và 2 phiên giao dịch hôm nay tạo thành cây nến Doji cho thấy lực cung và lực cầu tạm thời cân bằng trở lại sau dịp nghỉ lễ. Nhìn chung, chỉ số vẫn đang duy trì ở mức cao và vẫn giữ trên được hỗ trợ ngắn 1,500 điểm. Tính từ phiên xác nhận đáy bật lên, VN-Index vẫn chưa xuất hiện đủ điều kiện cho một phiên bùng nổ theo đà để xác nhận đà tăng trở lại. Kéo dài thời gian tình trạng này sẽ rất tiêu cực. Kỳ vọng trong phiên cuối cùng của tuần vào ngày 11/2 có thể diễn ra phiên bùng nổ để xác nhận đà tăng trở lại trong ngắn hạn cho thị trường. Trong phiên 10/2, VN-Index vẫn duy trì được đà tăng giá nhờ sự tích cực trở lại của nhóm ngành năng lượng như dầu khí hay điện nước và cũng nhờ lực hồi phục từ các mã cổ phiếu BĐS vừa và nhỏ. Kháng cự ngắn hạn của chỉ số hiện tại là vùng đỉnh của các nhịp hồi phục ngắn trước đó quanh 1,510 – 1,515 điểm và vùng đỉnh cũ quanh 1,535 điểm. Hỗ trợ tích cực của chỉ số hiện tại là quanh vùng 1,500 điểm.

TVSI đánh giá rằng VN-Index đã xác nhận hồi phục đà tăng trong trung hạn. Trong ngắn hạn, VN-Index kỳ vọng giữ vững được trên mốc 1,500 điểm trong hết tuần này và sẽ sớm chinh phục đỉnh cũ trước đó.

Có thể gia tăng tỷ trọng trong các nhịp điều chỉnh?

CTCK Ngân Hàng Đông Á (DAS): Thị trường đang chịu áp lực điều chỉnh khi các nhóm cổ phiếu giao dịch phân hóa và thanh khoản ở mức trung bình thấp, không có sự lan tỏa tích cực trên diện rộng. Với trang thái giao dịch giằng co như vậy, nhà đầu tư khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận trong các giao dịch ngắn hạn, dẫn đến sau vài vòng mua bán thì tâm lý thoát hàng sẽ trội hơn. Chỉ số VN-Index vẫn chưa có xu hướng bứt phá, có thể cần thêm thời gian tích lũy trong nền giá 1,470-1,500 điểm để  hấp thụ  lượng hàng bán ra khi nhà đầu tư cơ cấu danh mục. Chiến lược khả thi là hướng tới đầu tư trung dài hạn dựa trên danh mục gồm các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, kết quả kinh doanh tăng trưởng ổn định sẽ giúp nhà đầu tư bảo vệ được tài khoản trước những biến động trong những giai đoạn thị trường điều chỉnh.

Nhà đầu tư có thể giao dịch ngắn hạn với tỷ trọng thấp trên danh mục cổ phiếu sẵn có, dành sức mua để giải ngân trong những phiên thị trường điều chỉnh. Đối với danh mục đầu tư trung dài hạn quan tâm nhóm cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu khu công nghiệp, và vật liệu xây dựng.

 

Quay lại test đường MA20

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Thị trường giằng co trong vùng 1,507-1,512 trong đầu phiên sáng 11/02, sau đó sụt xuống giằng co quanh vùng 1,502-1,507 trước khi tụt hẳn xuống ngưỡng 1,495 điểm rồi sau đó quay ngoắt lại đóng cửa tại 1,506.79 điểm, tăng “hẳn” 1 điểm so với phiên trước đó. Với thanh khoản èo uột, sự tăng điểm trong những phiên gần đây của VN-Index không phải tín hiệu tích cực, nhà đầu tư nên cẩn trọng khi giao dịch trong thời gian này.

Hiện tại, VN-Index đang nằm trong vùng chơi vơi nhưng khả năng cao sẽ quay lại test đường MA20 trong thời gian tới.

Tiếp tục duy trì ở mức khả quan

CTCK Mirae Asset: Tiếp tục giữ sắc xanh trong phiên 10/02 giúp cho điểm số đánh giá kỹ thuật của VN-Index tiếp tục duy trì ở mức khả quan với +7 điểm.

Xu hướng dòng tiền dự báo sẽ được cải thiện

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Sau phiên 10/02 thì có thể thấy là tâm lý nhà đầu tư trong tuần giao dịch đầu tiên của năm Nhâm Dần 2022 là tương đối tốt. Thị trường có lúc đã giảm 10 điểm trong phiên chiều nhưng cầu bắt đáy đã xuất hiện để hỗ trợ thị trường. Tuy thanh khoản khớp lệnh đã có phiên thứ 15 liên tiếp thấp hơn trung bình cho thấy một bộ phận nhà đầu tư vẫn đang đứng ngoài thị trường nhưng xu hướng dòng tiền dự báo sẽ được cải thiện trong thời gian tới kể từ 11/02.

Điều này cho thấy các nhà giao dịch đang kỳ vọng vào xu hướng tăng của thị trường và trong phiên giao dịch cuối tuần 11/02, VN-Index có thể sẽ tiếp tục tăng điểm. Các nhà đầu tư đã tham gia mua vào trước Tết trong các phiên 12/01, 18/01 và 24/01 có thể tiếp tục nắm giữ danh mục để tận dụng xu hướng tăng hiện tại. Cơ hội chốt lời sẽ xuất hiện khi VN-Index tiến vào vùng kháng cự 1,530-1,550 điểm trong thời gian tới kể từ 11/02.

Tiếp tục tăng trong ngắn hạn

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS): Mặc dù có ghi nhận một vài nhịp giảm nhẹ trong phiên 10/02, nhưng theo đánh giá của VCBS, đây phần nhiều mang tính chất điều chỉnh kỹ thuật với khối lượng giao dịch không tạo đột biến. Dưới góc nhìn kỹ thuật, chỉ số vẫn đang nằm trên đường trung bình động 20 ngày, cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp diễn.

Theo đó, VCBS cho rằng nhà đầu tư có thể tạm thời quan sát thêm một vài phiên tới kể từ 11/02 để chờ đợi chỉ số chung thử thách thành công ngưỡng 1,500 điểm trước khi xem xét giải ngân theo xu hướng mới nếu chỉ số chung tiếp tục bứt phá đi kèm tín hiệu thanh khoản có sự cải thiện, hoặc giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu nếu chỉ số không thể giữ được mốc điểm số này.

Quay đầu giảm điểm

CTCK Asean (Aseansc): Dự báo trong phiên giao dịch 11/02 tới, áp lực bán tại vùng kháng cự gần 1,510-1,515 điểm có thể khiến chỉ số VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,500-1,505 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1,490-1,495 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Minh Hồng

[ad_2]