[ad_1]

Khi đổi tên thành Meta, Facebook muốn xóa bỏ sự ‘bối rối và kỳ cục’ khi dùng chung thương hiệu với ứng dụng mạng xã hội của mình. Mark Zuckerberg nói rằng sẽ tốt hơn nếu cái tên ‘bao trùm’ những gì họ làm, vì công ty mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài nền tảng truyền thông xã hội, sang các lĩnh vực khác như thực tế ảo (VR).

Điều gì khiến Mark Zuckerberg đổi tên Facebook thành Meta?

Lần đầu tiên trong 17 năm, Mark Zuckerberg có chức vụ mới. Hôm 29/10, ông chính thức trở thành Chủ tịch kiêm CEO Meta, công ty mẹ của Facebook. Facebook từ nay chỉ còn là tên của một ứng dụng mạng xã hội thuộc Meta, tương đương các sản phẩm khác như Instagram, WhatsApp.

Trong “tâm thư” đăng trên trang Facebook cá nhân,  Zuckerberg viết: “Chúng tôi đang ở xuất phát điểm chương tiếp theo của Internet, và cũng là chương tiếp theo cho công ty của chúng tôi”.

Việc đổi tên thương hiệu cho thấy tham vọng vượt ngoài phạm vi mạng xã hội, tiến vào vũ trụ ảo (metaverse) mà Zuckerberg tin là tương lai của Internet. Ông vẫn kiểm soát mọi thứ. Trong cuộc phỏng vấn với The Verge, ông nói rằng, khác với các nhà sáng lập Google lui về hậu trường năm 2015 khi tái cơ cấu, mình không có kế hoạch từ bỏ vị trí cao nhất.

Điều gì khiến Mark Zuckerberg đổi tên Facebook thành Meta?Mark Zuckerburg, nhà sáng lập Facebook

Thay vào đó, thay đổi chỉ nhằm phản ánh sự chuyển dịch bên đang diễn ra trong công ty. Zuckerberg đã đổ hàng tỷ USD – ít nhất 10 tỷ USD năm nay – để xây dựng vũ trụ ảo. Dù chưa có nhiều thông tin về metaverse, điều chúng ta biết là Meta sẽ cung cấp hệ thống tài khoản thông nhất trên tất cả ứng dụng, headset Oculus Quest, Portal cũng như thiết bị tương lai.

CEO Mark Zuckerberg chính thức khởi động dự án hơn 6 tháng trước. Một nhóm nhỏ nhân viên tham gia phải ký vào thỏa thuận không tiết lộ riêng biệt. Ông tiết lộ nghĩ về việc thay đổi nhận diện thương hiệu từ khi mua Instagram năm 2012 và WhatsApp năm 2014, dù vậy, đầu năm nay, ông mới nhận ra đã đến lúc phải thực hiện điều này.

“Tôi cho rằng có nhiều bối rối và kỳ cục khi thương hiệu của một công ty cũng là thương hiệu của một trong các ứng dụng mạng xã hội”, ông chia sẻ.

Ông cũng biết rằng thời điểm đổi tên không thuận lợi. Vài tuần qua, công ty vấp phải vô số chủ trích “nhờ” những tài liệu nội bộ do Frances Haugen, nhân viên cũ, cung cấp. Có lẽ, Meta đang đặt dưới sự giám sát cao nhất trên toàn cầu và hình ảnh cũng xấu đi trong mắt người trẻ. Với nhiều nhà phê bình, việc đổi tên Facebook chỉ là một chiêu “ve sầu thoát xác” của công ty và CEO.

Dù vậy, theo ông Zuckerberg, những tin tức xấu dồn dập gần đây không liên quan gì tới kế hoạch đổi tên. Ông thậm chí còn gọi sự suy diễn là “hài hước”. “Tôi nghĩ đây không phải môi trường phù hợp nếu muốn giới thiệu thương hiệu mới”.

Metaverse không phải ý tưởng mới nhưng chỉ gây chú ý khi ông Mark Zuckerberg bắt đầu nói về nó đầu năm nay. Nó xuất phát từ cuốn tiểu thuyết Snow Crash của thập niên 90, trong đó, mọi người thoát khỏi thế giới thực để đắm chìm trong thế giới ảo. Ông tin vũ trụ ảo sẽ mở khóa nền kinh tế hàng hóa và dịch vụ ảo hoàn toàn mới.

Điều gì khiến Mark Zuckerberg đổi tên Facebook thành Meta?Hình ảnh minh họa Metaverse

Trong thập kỷ tiếp theo, ông dự báo hầu hết mọi người sẽ dành thời gian trong Internet phiên bản 3D trên các phần cứng như Oculus Quest và của hãng khác. Ông muốn nhóm phát triển công nghệ, cho phép mọi người có mặt trong không gian ảo dưới dạng avatar toàn thân hay xuất hiện ngay trong phòng khách của bạn bè trên khắp hành tinh dưới dạng hình chiếu 3D.

Theo ông Zuckerberg, chất lượng của metaverse nằm ở cảm giác hiện diện, giống như bạn đang ở cùng một ai đó trong một không gian khác. “Cảm thấy hiện diện thực sự với người khác là giấc mộng cuối cùng của công nghệ cộng đồng”, ông viết trên Facebook.

Phần mềm giúp hiện thực hóa tham vọng vũ trụ ảo của Meta là Horizon. Năm sau, công ty dự định giới thiệu headset thực tế ảo ao cấp Project Cambria, kết hợp đồ họa ảo với thế giới thực nhiều màu sắc. Ngoài ra, hãng còn phát triển cặp kính thực tế tăng cường Nazare mà ông Zuckerberg kỳ vọng sẽ phổ biến như smartphone.

Điều gì khiến Mark Zuckerberg đổi tên Facebook thành Meta?

Không rõ Facebook có đạt được mục tiêu khi đổi tên hay không, song không thể phủ nhận đây là bước đi táo bạo. Công ty đang đối mặt với những đối thủ mạng xã hội mới, sự phẫn nộ từ nhà quản lý khắp thế giới và thế hệ người dùng tiềm năng xem Facebook là cũ kỹ. Metaverse mang đến cho Facebook hướng đi mới để phát triển. Những gì nó cần hiện nay là công việc diễn ra trôi chảy.

Facebook đổi tên có đổi phận?

Điều gì khiến Mark Zuckerberg đổi tên Facebook thành Meta?Logo của Facebook và Metaverse

Nhất cử nhất động của Facebook đều thu hút sự chú ý, trong khi đổi tên lại là một sự kiện trọng đại. Các chính trị gia trên toàn cầu cũng không đứng ngoài.

Nghị sỹ Alexandria Ocasio-Cortez không ngần ngại gọi Meta là “ung thư của nền dân chủ” và “cỗ máy tuyên truyền, thúc đẩy chế độ độc tài và giám sát toàn cầu phá hủy xã hội dân sự vì lợi nhuận”.

Thượng Nghị sỹ Richard Blumenthal và Ed Markey cũng không nương tay khi Facebook đổi tên. Ông Blumenthal cho rằng việc đổi tên không có mục đích gì khác ngoài nỗ lực “gây nhiễu” và “đánh lạc hướng”. Tuy nhiên, nỗ lực đó sẽ không thể “xóa bỏ những hành vi quanh co, coi thường quyền riêng tư, phúc lợi của trẻ em, gieo rắc sự căm ghét và diệt chủng”. Ông Markey khẳng định: “Facebook muốn chúng ta gọi nó là Meta, song chúng ta sẽ gọi nó như bản chất của nó, mối đe dọa với quyền riêng tư, nền dân chủ và trẻ em”.

Theo Giáo sư Tiếp thị Priya Raghubir của Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York, có 4 lý do chính để một doanh nghiệp thay đổi nhận diện thương hiệu. Đó là: đơn giản hóa, tái cơ cấu, đổi tên sau bê bối hoặc cần “tút tát”, xoay trục kinh doanh. Trong trường hợp của Facebook, những lý do này đan cài vào nhau.

Nhà phân tích Gene Munster cho rằng Facebook muốn đổi tên để xua đi tất cả tiêu cực vây quanh và hướng đến tương lai tích cực. Tuy nhiên, theo nhận định của trang Axios, Facebook quá lớn để có thể cải cách và thay đổi.

Đổi tên chỉ là động thái phân tán sự chú ý của nhà đầu tư và người dùng khỏi “bão truyền thông tiêu cực” dựa trên tài liệu nội bộ của Facebook. Chúng nằm trong kế hoạch chứng minh Facebook vẫn có thể xây dựng những thứ lớn lao hơn, rằng đã biết rút kinh nghiệm từ sai lầm trong quá khứ và muốn phát triển vũ trụ ảo một cách cẩn thận, “có đạo đức”.

Chuyên gia quản trị Peter Drucker có một câu nói nổi tiếng: “Culture eats strategy for breakfast” (tạm dịch: Văn hóa “xơi gọn” chiến lược), ngụ ý văn hóa nội bộ định hình cách công ty làm mọi thứ. Những dự án thành công cũng phải mất nhiều năm mới thay đổi được văn hóa công ty. Chẳng hạn, Microsoft mất hơn một thập kỷ và hai lần thay CEO để thay đổi văn hóa từ thời nhà sáng lập Bill Gates.

Đặc biệt, nó chỉ xảy ra dưới áp lực của cơ quan chống độc quyền liên bang. Một điều nữa, công ty chỉ thay đổi nếu ban lãnh đạo muốn, trường hợp này không đúng với Facebook. Zuckerberg chiếm hầu hết cổ phiếu biểu quyết, nắm “quyền sinh quyền sát” trong tay. Tư duy “tăng trưởng bằng mọi giá” đã ăn sâu vào văn hóa Facebook và rất khó để xóa bỏ. Bản thân ông cũng tiết lộ chưa muốn từ chức CEO Facebook.

Tổng hợp

[ad_2]