[ad_1]

Không phải cứ dành nhiều thời gian cho việc học là nỗ lực, cố gắng. Mỗi trẻ cần phải có phương pháp phù hợp để có thể học tập một cách chủ động và hiệu quả.

Có một học sinh trung học tại Trung Quốc từng chia sẻ như sau: Một bạn nữ trong lớp rất ngoan ngoan và chăm chỉ, có mối quan hệ hòa nhã với bạn bè, nhưng kết quả học tập của cô ấy luôn thuộc loại trung bình. Phụ huynh rất lo lắng, con mình ngày nào cũng dành trọn thời gian trong phòng học, tại sao thành tích vẫn lẹt đẹt?

Khi quan sát bạn nữ ấy trong lớp phát hiện cuốn sách của bạn đầy những ghi chú nhiều màu sắc trông vô cùng đẹp mắt. Nhưng khi được hỏi một câu hỏi từng nhấn mạnh trong lớp, bạn nữ lại không trả lời được. Điều đáng nói, trong sách bạn ấy không chỉ ghi rõ câu trả lời mà còn đánh dấu bút đỏ lên đó. Có vẻ bạn nữ đang ghi chép một cách máy móc, chứ không dùng não để lắng nghe.

Đây chính là điển hình của kiểu “học giả”. Thực tế, việc học giả và nỗ lực giả tạo của trẻ là tình trạng thường gặp. Điều này thường được thể hiện qua những đặc điểm dưới đây:

Đọc nhưng không hiểu

3-kieu-no-luc-gia-tao-cua-tre-neu-khong-sua-hong-ca-tuong-lai-2

Trong lớp học thường có một số học sinh thường đọc khá to và trôi chảy, nhưng kỹ năng đọc hiểu đơn giản lại vô cùng thấp. Một số khác dù mắt nhìn chằm chằm vào sách nhưng môi lại không hề nhúc nhích. Một số khác thì lật sách nhanh như máy, mỗi trang chỉ đọc được vài câu rồi lại chuyển. Nhìn ai cũng tưởng rằng những học sinh này đang đọc sách nhưng thực chất, những học sinh này đang “đọc giả”.

Viết máy móc

Nhiều học sinh lúc nào cũng chỉ mau mải ghi chép mà không để ý đến lời giảng của giáo viên, ghi chép thì nhiều nhưng vào đầu lại chẳng được bao nhiêu. Đối với những đứa trẻ này, tay thì ghi chép máy mọc nhưng não lại không theo kịp. Tốc độ của tay và não không đồng bộ nhau nên khả năng tiếp thu kiến thức cũng sẽ bị giảm.

Nỗ lực giả tạo

Khi làm cùng một dạng bài tập sẽ có một số em làm nhanh và chính xác. Những em này sẽ đạt điểm đặc biệt khá giỏi. Một số em dù làm lâu hơn rất nhiều nhưng kết quả vẫn sai hoặc phần trình bày còn nhiều thiếu sót.

Quảng cáo

Nhiều đứa trẻ học xong, về nhà làm bài tập rất thoải mái. Chúng vẫn còn thừa nhiều thời gian để đọc sách, chơi bóng đá, cầu lông… Trong khi nhiều đứa trẻ chậm hơn về nhà vẫn cặm cụi làm bài tập, ở phòng học cả ngày vẫn không xong. Cha mẹ cứ ngỡ con mình chăm chỉ, nỗ lực học tập nhưng thực tế là do con tiếp thu chậm.

3-kieu-no-luc-gia-tao-cua-tre-neu-khong-sua-hong-ca-tuong-lai-3

Nhiều trẻ còn “giấu dốt”, không biết cũng không hỏi. Dần dần, trẻ sẽ không biết mình sai ở đâu, đúng ở chỗ nào. Những bài học sau đó trẻ càng không hiểu bởi kiến thức vốn liên quan mật thiết với nhau. Thế là, kết quả học tập càng ngày càng kém.

Cha mẹ nên làm gì?

Để giúp con nâng cao khả năng nhận thức và học tập, cha mẹ cần có biện pháp phù hợp, giúp con học vừa đủ nhưng hiệu quả.

Điều chỉnh sự tập trung của trẻ: Sự rèn luyện khả năng tập trung của trẻ được trau dồi trước khi trẻ lên 6. Vì thế, cha mẹ nên để ý, giúp con hình thành thói quen này. Đặt giờ báo thức, để trẻ hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian nhất định. Cha mẹ có thể nhắc nhở đến khi con tập trung và hoàn toàn tỉnh táo. Nếu con không nghe lời, cha mẹ cũng đừng vội la mắng hay áp đặt trẻ phải thực hiện xong bài tập mới được làm việc khác.

Lập kế hoạch hợp lý: Cha mẹ nên để con tự vạch ra kế hoạch, phân bổ thời gian một cách hợp lý. Những môn yếu sẽ dành nhiều thời gian hơn và có phương pháp học phù hợp.

Kiểm tra kịp thời: Cha mẹ cần phải kiểm tra, giám sát kịp thời để xem con có hiểu bài hay không. Mỗi ngày, cha mẹ dành thời gian xem sách bài tập, đề thi của con, tìm hiểu vấn đề của con, trao đổi với giáo viên và tìm ra biện pháp phù hợp. 

Xem thêm: 8 câu nói “vàng” khiến con ngoan ngoãn, vâng lời nhưng vẫn tự tin, bản lĩnh: Mẹ chẳng cần gào thét làm gì!

[ad_2]