[ad_1]

Đất CLN là gì? Hạn mức giao đất CLN là bao nhiêu?

Đất CLN là gì? Hạn mức giao đất CLN là bao nhiêu? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Đất CLN là gì?

Theo mục 13 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về ký hiệu đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính như sau:

STT

Loại đất

I

NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP

 

1

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

2

Đất trồng lúa nước còn lại

LUK

3

Đất lúa nương

LUN

4

Đất bằng trồng cây hàng năm khác

BHK

5

Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác

NHK

6

Đất trồng cây lâu năm

CLN

7

Đất rừng sản xuất

RSX

8

Đất rừng phòng hộ

RPH

9

Đất rừng đặc dụng

RDD

10

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

11

Đất làm muối

LMU

12

Đất nông nghiệp khác

NKH

II

NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

 

1

Đất ở tại nông thôn

ONT

2

Đất ở tại đô thị

ODT

3

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

4

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

DTS

5

Đất xây dựng cơ sở văn hóa

DVH

6

Đất xây dựng cơ sở y tế

DYT

7

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

DGD

8

Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao

DTT

9

Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ

DKH

10

Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội

DXH

11

Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

DNG

12

Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác

DSK

13

Đất quốc phòng

CQP

14

Đất an ninh

CAN

15

Đất khu công nghiệp

SKK

16

Đất khu chế xuất

SKT

17

Đất cụm công nghiệp

SKN

18

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

19

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

20

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

21

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

SKX

22

Đất giao thông

DGT

23.

Đất thủy lợi

DTL

24

Đất công trình năng lượng

DNL

25

Đất công trình bưu chính, viễn thông

DBV

26

Đất sinh hoạt cộng đồng

DSH

27

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng

DKV

28

Đất chợ

DCH

29

Đất có di tích lịch sử – văn hóa

DDT

30

Đất danh lam thắng cảnh

DDL

31

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

32

Đất công trình công cộng khác

DCK

33

Đất cơ sở tôn giáo

TON

34

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

35

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD

36

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

37

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

38

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

III

NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

 

1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

3

Núi đá không có rừng cây

NCS

Như vậy, đất CLN là đất trồng cây lâu năm.

Cũng tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 28/2014/TT-BTNMT (sửa đổi tại Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.

Các loại cây lâu năm bao gồm:

– Cây công nghiệp lâu năm: Gồm các cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch không phải là gỗ, được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, ca cao, dừa, v.v;

– Cây ăn quả lâu năm: Gồm các cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến (kể cả chuối);

– Vườn tạp là vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen lẫn cây hàng năm mà không được công nhận là đất ở;

– Các loại cây lâu năm khác không phải đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả lâu năm, chủ yếu là cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan trong các đô thị, khu dân cư nông thôn.

Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê theo cả hai mục đích đó).

2. Đất CLN thuộc nhóm đất nào?

Cụ thể tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

– Đất trồng cây lâu năm;

– Đất rừng sản xuất;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng đặc dụng;

– Đất nuôi trồng thủy sản;

– Đất làm muối;

– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Như vậy, đất CLN hay còn gọi là đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp.

3. Hạn mức giao đất CLN là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 2 và 4 Điều 129 Luật Đất đai 2013 quy định hạn mức giao đất CLN hay đất trồng cây lâu năm như sau:

– Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất và được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

 

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/bat-dong-san/55957/dat-cln-la-gi-han-muc-giao-dat-cln-la-bao-nhieu

[ad_2]