[ad_1]

Cục Hàng không Việt Nam sẽ đề xuất phương án xử lý đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không không còn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, báo cáo bằng văn bản về Bộ Giao thông vận tải trước ngày 8/3…

Để kinh doanh vận tải hàng không, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về số lượng tàu bay khai thác, bộ máy, vốn, phương án kinh doanh...
Để kinh doanh vận tải hàng không, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về số lượng tàu bay khai thác, bộ máy, vốn, phương án kinh doanh…

Bộ Giao thông vận tải vừa yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam rà soát giấy phép của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không.

RÀ SOÁT GIẤY PHÉP KINH DOANH

Văn bản do Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn ký yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam rà soát đối với giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, giấy phép kinh doanh hàng không chung của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.

 

Cục Hàng không Việt Nam cũng được yêu cầu đề xuất phương án xử lý đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không (nếu có) không còn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, báo cáo bằng văn bản về Bộ Giao thông vận tải trước ngày 8/3.

Theo thống kê của Cục Hàng không,  Việt Nam hiện có 6 hãng hàng không đang khai thác gồm Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines; Công ty cổ phần Hàng không Pacific Airlines; Công ty cổ phần Hàng không Vietjet; Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt – Bamboo Airways; Công ty Bay dịch vụ hàng không – VASCO.

Còn các hãng hàng không chung bao gồm: Công ty cổ phần Hàng không Hải Âu; Công ty cổ phần Hàng không Hành Tinh Xanh; Công ty cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt; Công ty cổ phần Hàng không Lữ hành Việt Nam – Vietravel Airlines, Công ty cổ phần Hàng không Bầu trời xanh; Công ty TNHH Sun Air…

Hiện các hãng hàng không đang khai thác 249 tàu bay.

ĐIỀU KIỆN GÌ ĐỂ THÀNH LẬP HÃNG HÀNG KHÔNG?

Đây là đợt rà soát định kỳ được thực hiện theo quy định của Nghị định số 89/2019/NĐ-CP ngày 15/112019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 8/4/2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020.

Kinh doanh vận chuyển hàng không là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó khi muốn kinh doanh ngành nghề này phải có giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.

 

Theo quy định hiện hành, để kinh doanh vận tải hàng không, doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh vận tải hàng không, giấy phép kinh doanh hàng không chung, đáp ứng các điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, tổ chức bộ máy, vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm quy định theo quy định của pháp luật.

Số lượng tàu bay duy trì trong suốt quá trình kinh doanh vận tải hàng không tối thiểu là 3 tàu bay đối với kinh doanh vận chuyển hàng không; tối thiểu là 1 tàu bay đối với kinh doanh hàng không chung.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải đáp ứng mức vốn tối thiểu, bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không.

Cụ thể, mức vốn tối thiểu với doanh nghiệp khai thác đến 10 tàu bay là 700 tỷ đồng đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 300 tỷ đồng đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.

Doanh nghiệp khai thác từ 11 đến 30 tàu bay là 1.000 tỷ đồng đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 600 tỷ đồng đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.

Doanh nghiệp khai thác trên 30 tàu bay là 1.300 tỷ đồng đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 700 tỷ đồng đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.

Còn mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung là 100 tỷ đồng.

Cũng theo quy định hiện hành, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ; phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất.

Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.

Nguồn: https://vneconomy.vn/cuc-hang-khong-se-xu-ly-doanh-nghiep-khong-du-dieu-kien-kinh-doanh-dich-vu-van-tai-hang-khong.htm

[ad_2]