[ad_1]
Cổ nhân nói “Tiền không vay hai, rượu không uống ba, đường không đi bốn”, là một câu nói truyền miệng nổi tiếng, ẩn chứa nhiều bài học sâu sắc.
1. Cổ nhân nói: Tiền không vay hai
Tiền không cho vay hai có nghĩa là tiền không thể cho hai loại người này vay: Một là người nghèo, hai là người không thật thà.
Không cho người nghèo vay tiền, nghe có vẻ rất ích kỷ bởi khi chúng ta túng thiếu mới phải đi vay tiền người khác. Vậy tại sao lại không giúp đỡ họ cải thiện điều kiện sống, vượt qua khó khăn? Ý cổ nhân nói trong cây là giúp người lâm vào tình trạng thiếu thốn khẩn cấp, nhưng không giúp người nghèo bền vững. Cho người nghèo vay tiền như gửi than ngày tuyết, họ sẽ ngày càng mắc nợ nhiều hơn, càng khó quay đầu hơn.
Không cho người không liêm khiết, không giữ chữ tín vay tiền. Bởi những người này không thật lòng, việc vay mượn chỉ là cái cớ, họ có thể dùng tiền của bạn để làm những chuyện mờ ám và rất ít khi trả lại đúng hẹn. Lúc đó, bạn sẽ mất cả tiền, cả bạc. Tuy nhiên, kiểu bạn đó có mất cũng không đáng tiếc, nhưng tiền mồ hôi nước mắt của bạn cũng chẳng thể quay lại. Vì thế nên cẩn trọng!
2. Cổ nhân nói: Uống rượu không uống ba
Thứ nhất không uống rượu kém chất lượng. Các thành phần chứa trong rượu kém chất lượng có hại cho sức khỏe, uống quá nhiều sẽ rước họa vào thân
Thứ hai, không uống rượu bất kính. Trên bàn rượu, tốt nhất là không nên uống với những người mở miệng ra liền nói những lời châm biếm bạn. Làm người yêu ghét phải luôn rõ ràng, đừng đánh mất giá trị của bản thân. Với người xem thường mình, thì chẳng có lý do gì bạn phải uống rượu cùng cả. Rượu vào lời ra, lúc đó chắc chắn sẽ nảy sinh những mâu thuẫn và tình huống không đáng có.
Thứ ba, không uống rượu khi cảm thấy nhàm chán. Uống rượu có thể bồi đắp tình cảm, uống một lượng ít cũng tốt cho sức khỏe, nhưng nếu trong lúc tâm trạng không vui hoặc cảm thấy buồn chán thì tốt nhất không nên uống. Người xưa nói: “Nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm”, uống quá nhiều rượu sẽ khiến tâm trạng của bạn sẽ trở nên tồi tệ, dễ say xỉn, dễ dẫn đến tai họa.
3. Cổ nhân nói: Đường không đi bốn
Đầu tiên, đó là đi sai đường. Dù trong hoàn cảnh nào con người cũng phải giữ vững lập trường, giữ tâm hồn trong sáng, không vi phạm những nguyên tắc, nền nếp đặt ra.
Thứ hai, không đi vào con đường sai trái. Là người khôn ngoan phải biết rút kinh nghiệm từ những người đi trước hoặc những sai lầm mà một người đã mắc phải, để tránh đi vào con đường sai trái, khiến bản thân hối hận. Hãy biến kinh nghiệm xương máu của người đi trước thành kinh nghiệm sống của mình.
Thứ ba, đừng đi đường nhanh, đường tắt. Hãy nhớ “Giục tốc bất đạt”, càng muốn đạt được một mục tiêu nào đó, càng háo hức thì lại càng không thể đạt được. Trong bất kỳ công việc, tình huống nào bạn cũng nên bình tĩnh và thực hiện từng bước một, có như thế mới tránh khỏi những sai lầm không đáng có.
Thứ tư, đừng đi theo con đường của những ham muốn vô độ. Hầu hết những tai ương trong cuộc đời đều do do ham muốn quá độ và sự ngông cuồng của bản thân mà thành. Nếu mọi người có thể kiểm soát ham muốn của mình trong một phạm vi hợp lý, họ có thể tự nhiên bảo vệ mình và không phải lo lắng.
Xem thêm: Người xưa dạy: “Cửa chính không nên quá cao rộng”, tại sao?
[ad_2]