[ad_1]

Cổ nhân dạy “Cửa trước không đốt đèn, sâu sau không sáng sủa”, nghe qua rất bình thường nhưng lại ẩn chứa đạo lý thâm sâu trong việc dạy con cháu làm người.

Tại sao cổ nhân dạy “Cửa trước không đốt đèn, sâu sau không sáng sủa”?

Vào thời cổ đại, tiền “tiền môn” có ý chỉ những người trưởng bối, bề trên trong gia tộc, gia đình. Còn “hậu viện” để chỉ con cháu đời sau trong gia đình.

“Đèn” là vật mang đến ánh sáng cho con người trong bóng tối, nên nó tượng trưng cho trí tuệ, phẩm chất tốt đẹp của con người. “Đốt đèn” mà cổ nhân dạy trong câu chính là chỉ việc người bề trên trong gia đình sống làm gương, biết truyền lại những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, lương thiện cho con cháu.

Còn từ “sáng sủa” là để chỉ sự hưng vượng, phồn thịnh của gia đình. Cụ thể, gia đình “sáng sủa” nghĩa là trong nhà không có tà khí, không có tồn tại uế vật, đồ dơ bẩn, sự tình thông thuận trôi chảy, lòng người rộng rãi thoải mái.

Co-nhan-day-cua-truoc-khong-dot-den-san-sau-khong-sang-sua-1

Cổ nhân dạy “Cửa trước không đốt đèn, sâu sau không sáng sủa” có ẩn ý là người trưởng bối trong gia đình nên làm tấm gương tốt, gia đình phải có nề nếp tốt đẹp thì hậu thế mới sáng sủa, gia phong mới có thể được truyền thừa sang thế hệ sau. Như vậy, gia đình mới thịnh vượng, phát đạt lâu dài.

Quảng cáo

Người xưa có câu “Không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời”. Đó là bởi vì không ít người làm con cháu đã không hiểu được giá trị gây dựng cực khổ của ông cha. Từ nhỏ đã quen được chiều chuộng, dễ sa đà vào cuộc sống xa hoa, từ đó khiến gia đình ngày càng suy bại.

Co-nhan-day-cua-truoc-khong-dot-den-san-sau-khong-sang-sua-2

Con cháu có phúc báo của con cháu. Tuy nhiên, nếu người bề trên có những phẩm đức tốt đẹp thì sẽ có tác dụng tích cực đối với con cháu đời sau. Một gia đình có cha mẹ sống lương thiện, ôn hòa thì con cái tự nhiên cũng có những đức tính này.

Từ thời xưa đến nay chẳng thiếu những gia đình có con cháu tiền đồ sáng lạn tới nhiều đời, nhờ tổ tiên đi trước biết tích đức hành thiện như gia đình sử gia Tư Mã Quang, Phạm Trọng Yêm thời Bắc Tống, Tăng Quốc Phiên, Trương Anh thời nhà Thanh, thư pháp gia Vương Hi Chi thời Đông Tấn…

Cổ nhân dạy “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”, quả thật chẳng sai. Gia đình có người bề trên biết chịu thiệt tích đức thì con cháu sẽ vinh hiển dài lâu, hưởng phúc báo vô viên vô lượng.

Xem thêm: Cổ nhân căn dặn: “Nghèo cũng đừng chặt 3 loại cây này, con cháu sẽ được bảo vệ”, đó là 3 loại cây nào?

[ad_2]