[ad_1]
Cổ nhân có câu “Lấy đạo đức truyền gia thì được trên 10 đời, lấy nghề cày cấy và dạy học truyền gia đứng thứ 2, lấy kinh thư truyền gia đứng thứ 3, lấy của cải truyền gia thì không nổi 3 đời”. Thế mới thấy, dạy con cháu hiền đức, tu thân dưỡng đức mới là quan trọng nhất.
Dạy con thành người hiền đức: Phi Hồng phạm lỗi tự lấy roi trừng phạt mình
Phi Hồng là một vị quan sống vào thời nhà Minh, ông là người giành được quán quân trong nhiều cuộc thi của triều đình. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Thị lang bộ Lễ, Tể tướng. Cuộc đời Phi Hồng trải qua nhiều biến cố, ông từng ra làm quan và rời quan đến 3 lần. Có lần ông bị sắp đặt để buộc phải từ quan, nhưng không lâu sau đó ông lại được phục chức và quay trở lại triều đình.
Con đường công danh đầy vinh quang của Phi Hồng là thành quả của sự giáo dục nghiêm khắc.
Lúc nhỏ, Phi Hồng cùng bạn chơi cờ nhưng do quá hiếu thắng nên đã xảy ra tranh cãi. Do không nén nỗi tức giận nên Phi Hồng đã vung tay tát bạn khiến người bạn kia vô cùng tức tối. Lúc đó, cha Phi Hồng không có nhà, sau khi biết được tin thì ông liền viết cho Phi Hồng một bức thư để hỏi rõ ngọn ngành. Sau khi rõ chuyện ông gửi một chiếc roi tre và yêu cầu Phi Hồng trao nó cho người bạn để người bạn tự tay xử lý hành vi không đúng mực của Phi Hồng.
Theo lời cha, Phi Hồng đem cây roi đến trước nhà bạn nhưng do chưa nguôi ngoai cơn giận nên người bạn kia không muốn gặp Phi Hồng. Thấy vậy, Phi Hồng liền cầm roi và tự quất vào người mình.
Người bạn thấy vậy chạy ra thì sửng sốt, chạy tới ôm lấy Phi Hồng khóc thật to. Phi Hồng bối rối, cậu hỏi bạn mình: “Đó hoàn toàn là lỗi của mình nhưng vì sao cậu lại khóc?”
Người bạn trả lời rằng: “Mình muốn được như cậu, muốn có một người cha nghiêm khắc để dạy dỗ. Mình muốn có ai đó dõi theo và nuôi dạy mình, nhưng cha mình đã qua đời từ lâu rồi.”
Phi Hồng Nghe vậy thì giật mình vừa buồn vừa đồng cảm với cậu bạn. Kể từ đó, hai người giải hòa và coi nhau như anh em.
Câu chuyện trên cũng cho chúng ta thấy được rằng, muốn trở thành người hiền đức, có nhân cách cao quý thì sự giáo dục từ gia đình là vô cùng cần thiết.
Dạy con thành người hiền đức: Cách dạy con của Tào Tháo
Tào Tháo là vị quân sự kiệt xuất vào cuối thời Đông Hán, không chỉ nổi tiếng với sự mưu lược mà ông còn được biết đến với cách dạy con vô cùng nghiêm khắc. Những người con của Tào Tháo ai cũng thông minh và tài năng. Như Tào Phi nổi tiếng là người “Bác văn cường thức, tài thuật kiêm bị”, Tào Thực thì tài trí hơn người, còn Tào Chương võ thuật siêu quần….
Để giáo dục con thành tài, Tào Tháo từng ban bố “Chư nhi lệnh” có nội dung như sau: “Nhi tuy tiểu thì kiến ái, nhi trường đại năng thiện, tất dụng chi, ngô phi hữu nhị ngôn dã. Bất đã bất tư thần lại, nhi tử diệc bất dục hữu sở tư”. Ý nói rằng các con khi còn nhỏ ta đều yêu quý, nhưng khi trưởng thành rồi ta sẽ lượng tài để dụng, nói được làm được. Đối với thuộc hạ ta sẽ công bằng, đối với các con cũng sẽ công chính, có tài ắt được trọng dụng, người tài năng nhất sẽ là người nối nghiệp ta.
Để dạy con, Tào Tháo đã mời những người thầy tốt nhất và người thầy đó phải có đức hạnh đường đường chính chính, thâm minh quốc pháp.
Sau khi Tào Phi lên làm thái tử, Hình Ngung đã được Tào Tháo mời đến làm thầy dạy Tào Phi. Ngoài ra, Tào Tháo còn mời cả Bình Nguyên và Trương Phạm đến làm phụ tá. Khi mời Tào Tháo nói với họ rằng “Con trai của ta không ra gì, sợ nó khó đi đường chính nên ta mới nhờ các ngươi khuyên bảo để nó tu chỉnh, học làm người hiền đức”.
Cổ nhân dạy con: Trở thành người hiền đức mới là quan trọng nhất
Cổ nhân có câu “Dưỡng bất giáo, phụ chi quá”, đại ý rằng nuôi con mà không dạy là lỗi của cha. Câu này chính là nói về tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với con cái. Bởi đối với con cái cha mẹ là những người thầy đầu tiên.
Hiểu được điều này, nên dẫu có bận bịu trăm công nghìn việc, gánh trọng trách nặng nề với giang sơn xã tắc thì Gia Cát Lượng hay Tào Tháo,… họ đều chú trọng đến việc dạy bảo con cái của mình. Và đạo giáo dục của những nhân vật nổi tiếng này cũng là bài học giáo dục cho hậu nhân noi theo.
Khi dạy con, ngoài kiến thức, trí thông minh thì việc dạy con trở thành người hiền đức, biết hành xử, đối nhân xử thế mới là điều được các bậc thánh nhân lưu danh sử sách đề cao. Bởi sống ở đời, muốn được người khác tôn trọng, muốn làm nên việc lớn thì ngoài tài năng phẩm chất đạo đức là điều quan trọng nhất.
Xem thêm Làm người tử tế sẽ không bao giờ cảm thấy đau khổ
[ad_2]