[ad_1]
“Cứu vật vật trả ân…” – vế này quả thật rất sát với câu chuyện “chú hổ trả ơn”. Qua đó thấy được, loài động vật này không chỉ có sự hung tợn mà chúng cũng có lòng trung thành, cảm ân.
Tương truyền, ở Tần Châu có một người tên Hiếu Liêm. Năm đó, anh đến Bắc Kinh dự khoa cử, trên đường đi thì gặp 1 người bạn khác. Hai người dắt ngựa chậm rãi bước đi, vừa đi vừa nói chuyện, đôi bên cảm thấy rất săn ý. Họ nói chuyện mải miết đến mức đi quá cả quán trọ.
Không lâu sau, sương mù bắt đầu giăng kín, họ không thấy đường phía trước. Họ cưỡi ngựa đi vào hướng trong dãy núi Vạn Sơn, nhìn bốn xung quanh chỉ toàn rừng rậm bao phủ, đỉnh núi cao chót vót, thỉnh thoảng nghe thấy tiếng gầm của thú dữ… Hai người kinh hồn bạt vía, sợ hãi vô cùng nhưng vẫn phải nán lại ở đây vì đã nửa đêm.
Một lúc sau, họ đột nhiên thấy dưới tảng đá có ánh sáng nên vội bước đến, vừa đi được vài bước thì phát hiện, ánh sáng đó hóa ra là mắt con hổ. Nhìn thấy người, con hổ nằm ngoan ngoãn, không động đậy, hung dữ. Hai vị thư sinh thì vô cùng sợ hãi, hai con ngựa cũng run rẩy theo.
Khi Hiếu Liêm loay hoay tìm kiếm con đường thoát khỏi đó, thì đột nhiên nghe thấy giọng nói bên dưới tảng đá vang lên: “Đêm hôm khuya khoắt, đường nguy hiểm và khó đi, bây giờ 2 người lên đường e rằng không thuận tiện cho lắm, chi bằng tối nay ở lại đây tá túc nghỉ ngơi”.
Hiếu Liêm dừng lại quay đầu lại nhìn, cậu phát hiện, bên cạnh con hổ là một vị tiên sinh. Cậu chỉ thấy loáng thoáng đây là người có thân hình cao to, râu quai nón cứng như gang thép.
Cậu nghĩ rằng, đã gặp được thần tiên nên vội vã bước lên phía trước và hét to: “Lão tiên nhân, lão tiên nhân!” Người đàn ông mỉm cười và nói: “Ta cũng là người da trần mắt thịt, không phải tiên nhân gì cả.” Sau đó, ông dùng chân đá nhẹ vào con hổ, và nói: “Hà Nô, dẫn đường cho khách!”.
Con hổ nghe xong và từ từ đứng dậy, trước tiên nó ngửi quần áo của chủ nhân và ngoan ngoãn phục tùng mệnh lệnh như một con mèo. Sau đó nó đi tiến về phía trước. Vị tiên sinh chào hỏi 2 thư sinh và con hổ ngoan ngoãn đi phía sau.
Hai con ngựa vẫn sợ hãi không dám đứng dậy. Vị tiên sinh nói: “Không cần để tâm, sáng mai chúng ta có thể quay lại đây”. 3 người họ cùng nhau đi bộ khoảng nửa dặm về phía trước, giữa các tảng đá có 3 túp lều tranh. Khi vào tới nơi, ông đã nấu sẵn hạt dẻ và khoai tây sẵn để tiếp đãi họ. 2 vị thư sinh cảm thấy rất đói bụng sau một ngày mệt nhọc, họ ăn một bữa no nê.
Vị tiên si giới thiệu: “Tôi họ Tôn, tên là Dị, tôi sinh ra và lớn lên ở trên núi, khi còn nhỏ, tôi lên núi đi săn và bắt được một con hổ con, tôi không làm hại nó mà đem về nuôi và đặt tên cho nó là “Hà Nô”, tôi thuần hóa nó như một con vật nuôi, khi Hà Nô được một tuổi, do bệnh dịch hoành hành ở quê, cha mẹ đều chết vì bệnh tật, tôi chỉ có một mình với con hổ. Lúc đó cuộc sống nghèo khó, hơn nữa còn nợ nần chồng chất”.
Sư huynh của tôi cũng là một trong những chủ nợ, tôi nợ huynh ấy mười mấy nghìn tiền. Sư huynh liên tục đòi nợ tôi một cách khẩn cấp. Một ngày nọ huynh đến đòi tiền nợ, huynh bèn lấy những bộ quần áo cũ của cha mẹ tôi để trừ nợ. Bởi vì đó là di vật do cha mẹ tôi để lại, tôi không đành lòng nên đã bước tới tranh giành nó.
Kết quả là các huynh đệ trong tộc của tôi đã vô cùng phẫn nộ, mười mấy người họ xúm lại đánh tôi tới tấp. Lúc đó, con hổ đang nằm phía sau nhà bỗng gầm to lên một tiếng rồi chạy xông ra, nó đánh trọng thương những người đánh tôi tới tấp. Những người xung quanh thấy vậy liền vô cùng sợ hãi và chạy bỏ đi. Tôi bất đắc dĩ, sau đó tôi đem con hổ vào rừng sâu để ở ẩn. Tôi tối ngày sống ở trong rừng sâu, quanh năm không tiếp xúc với mọi người xung quanh trừ những người đốn củi. Tôi đã sống cuộc sống ẩn dật như vậy vài năm nay rồi.
Sáng hôm sau, hai vị thư sinh xuống núi, họ hỏi người dân sống dưới chân núi và quả thực là năm đó có xảy ra sự việc như vậy, sau đó người dân ở đó không nghe tin tức gì về lão tiên sinh đó cả. Họ không ngờ rằng, ông vẫn còn sống cùng với chú hổ trung thành của mình.
Xem thêm: Trang Tử không khóc vợ – Câu chuyện giúp bạn hiểu ra chân lý “mọi thứ rồi sẽ tốt đẹp lên”
[ad_2]