[ad_1]

Cao quý chân chính của một người không đến từ xuất thân mà chính là sự giáo dưỡng. Sự giáo dưỡng tốt sẽ là nền tảng vững chắc để một đứa trẻ trưởng thành và thành công.

Sự giáo dưỡng là nền tảng căn bản của trưởng thành

Có thể nói, sự giáo dưỡng chính là linh hồn để ươm mầm một đứa trẻ thành người. Những đứa trẻ nhận được sự giáo dưỡng tốt sẽ thành tài một cách quan minh chính đại chứ không phải thông qua con đường bất chính để thành công.

Người có giáo dưỡng sẽ biết cách tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. Những người nhận được sự giáo dục tốt sẽ có những hành động có chừng mực, có học thức, làm việc gì suy nghĩ kỹ càng.

Giống như ánh mặt trời chiếu rọi, người có tu dưỡng sẽ mang đến cho những người xung quanh mình sự ấm áp và hạnh phúc. Khiến mọi người cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi tiếp xúc, nói chuyện. Những người như vậy nhận được rất nhiều hảo cảm và sự tôn trọng từ mọi người xung quanh, các mối quan hệ cũng trở nên gắn bó, bền chặt hơn rất nhiều.

Cao-quy-chan-chinh-khong-phai-xuat-than-ma-la-su-giao-duong

Từ xưa đến nay, trong giáo dục con cái thì giáo dưỡng được coi là tài sản quý giá nhất mà bố mẹ cho con. Thay vì để lại của cải cho con cái, bố mẹ thông thái đều dạy cho con những phẩm chất đoan chính, biến con cái trở thành “của cải” đáng giá nhất. Một nền giáo dục tốt mới chính là nền tảng vững chắc để mỗi đứa trẻ có thể trưởng thành, tự thân lập nghiệp trên chính đôi chân của mình.

Làm thế nào để phán đoán một người có giáo dưỡng hay không? Nghe thì có vẻ khó khăn. Kỳ thực, trong giao tiếp hằng ngày bạn chỉ cần nhìn vào điệu bộ, cách hành xử của họ là có thể biết người đó có sự giáo dưỡng tốt hay không.

Có những người khi đạt được một số thành tựu hoặc một chút danh tiếng liền tự mãn, tự đắc, bắt đầu khoe khoang, đánh bóng tên tuổi của mình, coi thường người khác. Những người như vậy bạn nhìn vào liền biết họ có sự giáo dưỡng hay không.

Từ cổ chí kim, những người thành đạt, có những thành tựu lớn, những vĩ nhân chưa ai là người không có giáo dưỡng. Ví như Khổng Tử dù học vấn cao thâm vẫn không ngại học hỏi người kém tuổi hơn mình, hay như Lưu Bị đích thân 3 lần đến lều cỏ của Gia Cát Lượng để mời y ra giúp mình thì đến lần thứ 3 mới được gặp ( đại ý ở đây là sự chân thành, khẩn khoản, năm lần bảy lượt. Dù ở địa vị cao nhưng vẫn cúi người vì đại cuộc).

Phàm ở đời, những người có sự giáo dưỡng tốt đều có cuộc sống thuận lợi, làm nên nghiệp lớn.

Quảng cáo

Sự giáo dưỡng sẽ giúp bạn trở nên khác biệt so với người khác

Sự giáo dưỡng từ trước đến nay không hề có liên quan đến xuất thân hay sự giàu nghèo. Cái gọi là giáo dưỡng, nói một cách đơn giản thì đó chính là bất kể xuất thân, bối cảnh gia đình bạn như thế nào nếu bạn làm những điều tốt, hành xử chuẩn mực, thiện lương thì đều là người có mỹ đức, tu dưỡng.

Ví như, một người lao động dù nghèo khó nhưng khi đi tàu điện ngầm vì lo lắng bộ đồ của mình sẽ làm bẩn ghế trên tàu nên đã có ý thức giữ gìn vệ sinh, đấy là sự giáo dưỡng. Hay một đứa trẻ lỡ tay là vỡ chậu hoa của nhà hàng xóm, cả ngày hôm đó đứa trẻ trông ngóng chủ nhà trở về chỉ để nói lời xin lỗi, đấy cũng chính là giáo dưỡng.

Cao-quy-chan-chinh-khong-phai-xuat-than-ma-la-su-giao-duong-1

Sự giáo dưỡng cũng giống như mùa xuân vậy làm cho vạn vật hồi sinh, khiến cho những người xung quanh luôn cảm thấy vui vẻ, tràn ngập ấm áp và ánh sáng.

Nhưng trên thực tế, không ít các bậc phụ huynh thường chỉ chú trọng trau dồi kiến thức mà quên mất việc phải bồi dưỡng khí chất, phẩm chất cho con mình. Nhiều gia đình, thậm chí là thầy cô giáo chỉ chú ý đến những con số và tiêu chuẩn đánh giá thi cử, không đề cao vấn đề nhân cách cũng như tâm hồn của con trẻ. Chúng ta thường quên rằng “Điều cao quý duy nhất của con người nằm ở tu dưỡng đạo đức chứ không phải là thành tích bề mặt”.

Hy vọng rằng mọi cha mẹ đều hiểu được điều này, nuôi dưỡng cho con cái mình những đức tính tốt đẹp.

Một người cao quý không phải là người có bao nhiêu của cải, mà là quyết định ở sự tu dưỡng của người đó. Một người có tu dưỡng, không phải là trên thân mặc đồ hàng hiệu gì, địa vị sang trọng ra sao, mà là đến từ phẩm đức và sự thiện lương của chính họ. Và chính sự du dưỡng sẽ giúp bạn trở nên khác biệt so với người khác.

Xem thêm: 4 tật xấu người càng không có tiền càng phải bỏ

[ad_2]