[ad_1]
Nghiên cứu mới nhất của hai đơn vị cho thấy có khoảng 42% quỹ tham gia khảo sát có kế hoạch tăng số lượng nhân viên của họ vào năm 2022. Con số này kết hợp với những khảo sát trước đó cho ra tỷ lệ lên tới 88% số lượng quỹ đầu tư muốn tuyển thêm nhân viên.
Paul Walters, một đối tác tại PwC cho biết: “Các kế hoạch tuyển dụng này cho thấy một triển vọng tích cực đối với hoạt động kinh doanh bất động sản tại châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2022 và hơn thế nữa”.
Nghiên cứu cũng chỉ ra niềm tin của các nhà đầu tư đã được cải thiện trên khắp châu Á, nơi các hoạt động chống dịch COVID-19 diễn ra tương đối hiệu quả. Ví dụ, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng vào năm 2020 bất chấp là nơi ghi nhận ca mắc COVID-19. Dù vậy, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt tỷ lệ 2,3%, mức chậm nhất trong nhiều thập kỷ.
Cuộc khảo sát thu hút sự tham gia của 31 nhà quản lý quỹ trong lĩnh vực bất động sản trải dài trên toàn cầu với các hoạt động quan trọng tại Châu Á – Thái Bình Dương. Các quỹ này đang quản lý khối tài sản trị giá hơn 1.000 tỷ USD trên toàn cầu. Thời gian diễn ra cuộc khảo sat từ tháng 8 đến tháng 9, trước khi Nam Phi phát hiện ra biến chủng Omicron, được các nhà nghiên cứu đánh giá đặc biệt nguy hiểm.
Những vị trí mà các quỹ quản lý và đầu tư bất động sản mong muốn bổ sung nhân sự nhấ trong năm 2022 là những nhà quản lý danh mục đầu tư, kế toán cũng như chuyên viên phát triển tính bền vững.
Người phát ngôn của ANREV cho biết: “Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp trong ngành vẫn giữ được triển vọng tích cực đối với hoạt động kinh doanh ở Châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2022”.
Một nghiên cứu riêng biệt của công ty tư vấn bất động sản Colliers công bố tuần trước cho thấy 84% nhà đầu tư ở Châu Á – Thái Bình Dương lạc quan về triển vọng kinh tế trong năm sau.
Trong khi đó, PwC cho rằng quá trình tuyển dụng nhân sự có thể sẽ không diễn ra suôn sẻ trong tất cả các trường hợp. Việc tìm kiếm tài năng phù hợp cho từng vị trí trong lâu dài được mô tả là “rất khó khăn”.
“Cũng trong cuộc khảo sát năm 2017, chỉ 50% quỹ được hỏi đang thuê nhân viên quản lý rủi ro và tuân thủ, cho thấy những lĩnh vực này ngày càng trở nên quan trọng đối với các quỹ quản lý và đầu tư trong vài năm qua, có thể là do các quy định thắt chặt từ các cơ quan quản lý trên toàn cầu”, báo cáo cho biết.
ESG (môi trường, xã hội và quản trị) đã trở thành yếu tố nổi bật hơn trong các chương trình nghị sự của doanh nghiệp trong những năm gần đây khi thế giới đối mặt với biến đổi khí hậu và các vấn đề bền vững khác.
Tháng trước, các tổ chức quốc tế đặt ra tiêu chuẩn công bố thông tin bền vững và môi trường doanh nghiệp đã đồng ý hợp nhất thành một cơ quan, qua đó thống nhất các tiêu chuẩn chính để nâng cao chất lượng công bố thông tin và giành được sự tin tưởng của các nhà đầu tư khi đưa ra tuyên bố về tính bền vững. Dự kiến, tổ chức mới sẽ có tên là Ban Tiêu chuẩn Bền vững Quốc tế, được công bố vào tháng 6/2022.
[ad_2]