[ad_1]

Đã không làm thì thôi, nhưng khi làm là phải tiên phong và tạo xu hướng phát triển bền vững. Đó là triết lý của doanh nhân Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group, khi ông “lấn sân” vào phát triển năng lượng và công nghiệp xanh.

Bầu Hiển và chiến lược phát triển năng lượng xanh - ảnh 1
Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group (người đứng ngoài cùng bên phải, hàng đầu) và ông Patrick Lee, Chủ tịch Standard Chartered Việt Nam, Giám đốc Standard Chartered Singapore và thị trường ASEAN (người đứng giữa, hàng đầu) trao biên bản ghi nhớ tài trợ vốn 6 tỉ USD cho các dự án xanh của T&T Group

T&T Group

“Bắt tay” với các tập đoàn hàng đầu thế giới

Đầu tháng 11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ghi dấu ấn đậm nét trong chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài của mình tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại thành phố Glasgow, Scotland, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Chuyến đi không chỉ thành công về mặt đối ngoại mà còn mang lại thắng lợi lớn về kinh tế, đặc biệt là các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về chống biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Trong hơn 30 tỉ USD mà các doanh nghiệp Việt được các đối tác ngoại cam kết rót vốn nhân chuyến công du châu Âu này của Thủ tướng, có hơn một nửa trong số này là dành cho các dự án phát triển xanh.

Trong số đó, Tập đoàn T&T của bầu Hiển là doanh nghiệp nổi bật nhất. T&T Group tiên phong ký kết các bản ghi nhớ, hợp tác với những tập đoàn lớn trên thế giới như Total, Ørsted để phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam. Standard Chartered cũng cam kết tài trợ cho các dự án xanh của T&T 6 tỉ USD (trên tổng số 8 tỉ USD tài trợ chung cho Việt Nam)…

Cụ thể, ngày 4.11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Thủ tướng, Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn Total Eren (Cộng hòa Pháp) đã trao đổi biên bản ghi nhớ về việc hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Hai bên cũng thống nhất cùng nhau xác định các dự án mới, xem xét tính khả thi về kỹ thuật, tài chính và quy định của các dự án mới với mục đích cùng đầu tư các dự án khả thi và hợp tác phát triển ít nhất 2.000 MW, với tổng mức đầu tư dự kiến 3 tỉ USD. Bắt tay với Total Eren – công ty năng lượng tái tạo đa ngành (thuộc Tập đoàn Dầu khí Total Energies – top 3 các tập đoàn lớn nhất của Pháp và top 5 các tập đoàn lớn nhất thế giới về năng lượng), cho thấy bước đi rất đột phá và táo bạo của T&T Group.

Bầu Hiển và chiến lược phát triển năng lượng xanh - ảnh 2
Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn Ørsted hợp tác phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận với công suất lắp đặt ước tính gần 10 GW, với tổng giá trị đầu tư khoảng 30 tỉ USD, được phân kỳ đầu tư trong thời gian 20 năm

T&T Group

Trước đó, ngày 1.11, trong khuôn khổ Diễn đàn về môi trường đầu tư – kinh doanh của Việt Nam, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Chính phủ, Tập đoàn T&T Group và Standard Chartered – định chế tài chính quốc tế hàng đầu có trụ sở chính tại Vương quốc Anh, đã trao biên bản ghi nhớ về việc Standard Chartered tài trợ vốn cho các dự án môi trường và xử lý chất thải, điện khí LNG, năng lượng tái tạo. Theo đó, Standard Chartered cam kết thu xếp khoản tài chính lên tới 6 tỉ USD để tài trợ cho các dự án xanh mà Tập đoàn T&T Group triển khai tại Việt Nam…

Ngày 9.9, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc chính thức tại Vương quốc Bỉ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Tập đoàn T&T Group và Ørsted (Đan Mạch) cũng đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về việc hợp tác chiến lược trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Hai tập đoàn dự kiến phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận với công suất lắp đặt ước tính gần 10 GW, với tổng giá trị đầu tư khoảng 30 tỉ USD, được phân kỳ đầu tư trong thời gian 20 năm.

Bước đi nhanh nhưng bền vững của bầu Hiển

Gặp gỡ các tập đoàn lớn tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính từng khẳng định Việt Nam luôn nỗ lực hết sức mình để phát triển xanh và rất cần các nước phát triển ưu đãi về tài chính xanh, hỗ trợ về công nghệ.

“Là một trong những quốc gia bị tác động nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu, Việt Nam luôn nỗ lực cố gắng làm hết sức mình để phát triển xanh, ứng phó biến đổi khí hậu một cách bền vững và ổn định lâu dài. Dù vậy, trong quá trình chuyển đổi này, chúng tôi cần các nước phát triển chia sẻ với những khó khăn khách quan mà Việt Nam gặp phải, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị quốc gia về phát triển bền vững, ưu đãi về tài chính xanh, hỗ trợ về công nghệ xanh”, ông nói.

Bầu Hiển và chiến lược phát triển năng lượng xanh - ảnh 3

Hợp tác với tập đoàn năng lượng bền vững hàng đầu thế giới, T&T Group sẽ đẩy mạnh phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam trong thời gian tới

T&T Group

Để có được sự tin tưởng của các tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực năng lượng tại tạo, bầu Hiển đã có sự chuẩn bị rất kỹ. “Từ 10 năm trước, chúng tôi đã bắt tay vào nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo để sẵn sàng đón đầu cơ hội. Đến nay, bên cạnh một số dự án điện mặt trời, điện gió lớn đã và sắp hoàn thành, T&T Group còn hoạch định chiến lược phát triển các dự án năng lượng tái tạo, điện khí, cảng và trung tâm khí LNG đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045, phù hợp với chiến lược và quy hoạch năng lượng quốc gia.

Việc hợp tác với một tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi như Tập đoàn Ørsted sẽ giúp T&T Group đẩy nhanh tiến độ triển khai hoạch định trên, cũng như đem lại cho chúng tôi những kinh nghiệm và nguồn tài chính quốc tế quý báu trong việc thực hiện các dự án tại Việt Nam”, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn T&T, chia sẻ.

Đến năm 2030, T&T Group cho biết dự kiến tổng công suất các nguồn điện của tập đoàn đạt khoảng 10.000 MW – 11.000 MW, chiếm từ khoảng 8% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện Việt Nam. Trong đó, điện LNG mới khoảng 3.000 MW, còn lại chủ yếu là điện gió và điện mặt trời từ 7.000 MW – 8.000 MW. Điện gió sẽ bao gồm cả điện gió ngoài khơi (hiện cơ chế chính sách cho điện gió ngoài khơi đang được nghiên cứu và đề xuất giá riêng cho công nghệ này)…

Trong năm 2021, T&T Group đưa vào vận hành 5 nhà máy điện gió tại các địa phương giàu tiềm năng trong cả nước với tổng công suất 530 MWp, góp phần đưa tập đoàn này trở thành doanh nghiệp hàng đầu về đầu tư điện gió trong tương lai.

Bóng đá, bất động sản, ngân hàng… đều là những lĩnh vực ghi dấu ấn rất lớn của T&T Group nói chung và doanh nhân Đỗ Quang Hiển. Với năng lượng tái tạo, dù chỉ mới bước chân vào nhưng sự chuẩn bị chắc chắn và kỹ lưỡng cũng như các bước đột phá táo bạo, rõ ràng T&T đang cho thấy mình thực sự là một trong những tập đoàn hàng đầu nuôi dưỡng tham vọng lớn. Nói đến T&T sau này sẽ là nói đến năng lượng sạch, tăng trưởng xanh và các giá trị bền vững.

Xây khu công nghiệp phụ trợ, chuỗi cung ứng cho dự án năng lượng tái tạo

Bước đi bền vững của T&T Group thể hiện qua việc tập đoàn này tính toán rất kỹ khi đề xuất hợp tác với Tập đoàn Ørsted của Đan Mạch triển khai dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng tái tạo và chuỗi cung ứng các thiết bị phục vụ công nghiệp xanh, năng lượng xanh tại khu vực ven biển tỉnh Bình Thuận.

Dự án này được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 khoảng 1,5 triệu tấn sản phẩm/năm và giai đoạn 2 khoảng 12,0 triệu tấn sản phẩm/năm.

Mục đích của dự án là nhằm giảm chi phí cho đầu tư dựa trên nội địa hóa từng hạng mục, trang thiết bị của các dự án năng lượng tái tạo; và tạo ra chuỗi cung ứng cạnh tranh quốc tế, theo hướng phát triển bền vững, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

[ad_2]