[ad_1]

Bình Dương đang là “miền đất hứa” dành cho các tập đoàn trong nước và quốc tế.

Thị trường bất động sản Bình Dương nói chung, Tân Uyên nói riêng đang liên tiếp đón tin vui khi lĩnh vực công nghiệp và hạ tầng đang phát triển sôi động. Các chuyên gia dự báo nhiều khả năng sẽ xuất hiện sóng lớn tại một số khu vực như Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát như Thuận An và Dĩ An trước đây.

Bất động sản Bình Dương đón đợt sóng lớn

Bình Dương đang là “miền đất hứa” dành cho các tập đoàn trong nước và quốc tế.

“Trái tim” của thủ phủ công nghiệp Bình Dương

Được xem như “thủ phủ” công nghiệp của Việt Nam, Bình Dương hiện đang phát triển đến 48 khu/cụm công nghiệp với tổng diện tích hàng chục ngàn héc ta. Hàng chục khu công nghiệp khác đang tiếp tục được quy hoạch trải đều ở khu vực phía Bắc của tỉnh như Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo…

Khu vực giáp ranh TP.HCM như Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An đang tập trung phát triển thương mại – dịch vụ cũng không còn quỹ đất để mở rộng khu công nghiệp. Ngay cả khu vực Thành phố mới Bình Dương phần lớn quỹ đất cũng dành cho cơ quan hành chính, hệ thống tiện ích cao cấp theo quy hoạch phát triển thành phố thông minh.

Trong đó, nhờ vị trí liền kề Thủ Dầu Một và Thuận An cũng như Biên Hòa (Đồng Nai), Tân Uyên được xem là có lợi thế nhiều nhất để phát triển khu công nghiệp trong giai đoạn sắp tới. Đa số các doanh nghiệp chọn mở nhà máy sản xuất tại Tân Uyên do có nhiều khu công nghiệp sạch và giao thông thuận lợi về TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như ngược lên khu vực Tây Nguyên.

Diện tích tự nhiên của thị xã Tân Uyên chỉ hơn 19.000 ha nhưng đang có nhiều khu/cụm công nghiệp đã lấp đầy như VSIP2 (2.045 ha), Tân Lập (400 ha), Đất Cuốc (348 ha), Uyên Hưng (120 ha), Phú Chánh (128 ha), Nam Tân Uyên (333 ha)… Gần đây Tân Uyên còn quy hoạch thêm quỹ đất mới để phát triển khu công nghiệp với khoảng 2.000 ha. Đáng chú ý là VSIP 3 với quy mô 1.000 ha, tổng mức đầu tư hạ tầng dự kiến 6.407 tỷ đồng, nằm ở vành đai Thành phố mới Bình Dương, nơi đặt trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dương.

Theo thống kê, tổng vốn FDI đầu tư vào Tân Uyên đến thời điểm này khoảng hơn 4 tỉ USD so với con số 37 tỉ USD của toàn tỉnh Bình Dương. Nếu xem Bình Dương là “thủ phủ” công nghiệp thì “trái tim” của nó chính là Tân Uyên. Trên thực tế, phần lớn diện tích của Tân Uyên dành để phát triển công nghiệp kết hợp dịch vụ; quỹ đất dành cho phát triển đô thị khá khiêm tốn.

Khai mở tiềm năng bất động sản

Gần đây nhiều nhà đầu tư đã “nhòm ngó” và tìm đến Tân Uyên mua bất động sản. Dữ liệu từ trang batdongsan.com.vn cho thấy mức quan tâm của nhà đầu tư đối với bất động sản Tân Uyên đã tăng 38%. Thị trường theo đó cũng rục rịch tăng giá trong bối cảnh một số dự án chưa kịp hoàn thiện pháp lý để ra hàng. Điểm nghẽn này có thể còn lâu mới tháo gỡ được càng khiến thị trường có lý do tăng giá mạnh hơn.

Mặt bằng giá đất tại Tân Uyên trong một năm qua tăng bình quân 20-30%, các khu vực trung tâm thị xã hoặc liền kề khu công nghiệp đạt mức 17-20 triệu đồng/m2. Trong khi giá tại Thuận An và trung tâm Thành phố mới Bình Dương kề bên khoảng từ 40 triệu đồng/m2. Đây là lý do giới đầu tư đánh giá bất động sản Tân Uyên còn nhiều dư địa tăng giá.

Theo các chuyên gia, bên cạnh công nghiệp, Tân Uyên còn sở hữu mũi nhọn thứ hai quan trọng không kém là hệ thống hạ tầng phát triển mạnh. Một loạt dự án như Vành đai 4, đại lộ Nam Tân Uyên, đại lộ Uyên Hưng – Thủ Dầu Một, cao tốc TPHCM – Tân Uyên – Lộc Ninh hay metro Thủ Dầu Một – Uyên Hưng – Tân Thành, metro Dĩ An – Tân Uyên… đang xúc tiến đầu tư sẽ biến Tân Uyên thành điểm nóng phát triển kinh tế và khai mở tiềm năng cho thị trường bất động sản.

Bất động sản Bình Dương đón đợt sóng lớn

Một khu công nghiệp thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại Tân Uyên, địa phương thu hút FDI rất lớn của Bình Dương.

Mới đây, dự án đường tạo lực Tân Uyên – Phú Giáo – Đồng Xoài cũng đã khởi công xây dựng. Tuyến đường này kết hợp với ĐT747, ĐT746, ĐT746B tạo nên hệ thống giao thông mới làm nền tảng cho sự phát triển của Tân Uyên và cả Phú Giáo.

Trên thực tế, hệ thống hạ tầng đang như thỏi nam châm hút dòng vốn đầu tư vào bất động sản Tân Uyên nói riêng, Bình Dương nói chung. Bất chấp dịch COVID-19 còn phức tạp, Tập đoàn CapitaLand cách đây vài ngày đã ký kết hợp tác với Becamex IDC xây dựng dự án nhà ở tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư khoảng 18.330 tỉ đồng. Đầu tháng 12-2021, tập đoàn LEGO (Đan Mạch) cũng đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với VSIP đầu tư 1 tỉ USD xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em.

Bên cạnh đó, Bình Dương ghi nhận một loạt tập đoàn trong nước và quốc tế đổ vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và thương mại như Tokyu, Aeon Mall (Nhật Bản); GoucoLand (Singapore); N.H.O, Lotte (Hàn Quốc); Warburg Pincus (Mỹ); Central Retail (Thái Lan); Vingroup, Đất Xanh, Hưng Thịnh, Phú Đông, An Gia… Những thương hiệu này đang tạo sức nóng chưa từng thấy cho bất động sản Bình Dương, nhất là tại những khu vực sở hữu hệ thống hạ tầng tốt và nhiều khu công nghiệp như Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát…

[ad_2]