[ad_1]
Hình minh họa
Sau kiến nghị xây cầu Mã Đà, nườm nượp ‘cò’ đất kéo về Bình Phước mua bán đất
Hàng trăm ‘cò’ đất, giới đầu cơ ồ ạt kéo về huyện Đồng Phú (Bình Phước) mua bán đất, phân lô bán nền đất trồng cây điều sau khi Thủ tướng khảo sát thực địa khu vực cầu Mã Đà.
Khoảng 3-4 ngày nay, đất tại các xã Tân Hưng, Tân Lợi (huyện Đồng Phú) bắt đầu nóng lên khi “cò” đất và giới đầu cơ tụ về đây mua bán đất. Ô tô ngoại tỉnh nườm nượp đi lại trên tuyến đường ĐT 753 (tuyến đường được quy hoạch nối Bình Phước với Đồng Nai qua cầu Mã Đà). Theo ghi nhận, đoạn từ cầu Cứ (xã Tân Hưng) đến ngã ba Thạch Màng (xã Tân Lợi) dài khoảng 10km nhưng có hàng chục điểm bán đất mọc lên dọc hai bên đường. Nhiều mảnh đất nông nghiệp vừa mới được sang phẳng, cắm cọc phân thành các lô nhỏ. Tuyến đường vốn yên ắng bỗng chốc nhộn nhịp bất thường…xem thêm
Thành phố trong Thủ đô: Địa phương chưa tỏ, “cò” đất đã tường
Từ nửa năm trước, thời điểm TP.HCM công bố hình thành TP. Thủ Đức theo mô hình “thành phố trong thành phố”, cũng có thông tin Hà Nội muốn “nối gót” xây dựng khu vực phía Bắc (gồm Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (Khu đô thị Hòa Lạc) theo mô hình này, khiến giá đất các khu vực này liên tục sốt nóng.
Tại khu vực Hòa Lạc, nhà đầu tư (chủ yếu dân đầu cơ) từ khắp nơi đổ về săn đất, khiến giá tăng phi mã, từ mức chỉ khoảng 8-10 triệu đồng/m2 cho những lô đất đẹp, ô tô đỗ cửa, bỗng tăng vọt lên 15-25 triệu đồng/m2, thậm chí có nơi lên đến 30 triệu đồng/m2…xem thêm
Đột phá cho nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người thu nhập thấp chiếm đến 70-80% nhu cầu của người dân. Song, việc phát triển loại hình nhà ở này thời gian qua còn nhiều hạn chế, cung không theo kịp cầu. Để hóa giải vấn đề này, năm 2022, Bộ Xây dựng xác định đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân là một trong ba khâu đột phá của ngành Xây dựng. Trên cơ sở đó, Bộ đã và đang tập trung đôn đốc, hỗ trợ triển khai các dự án nhà ở xã hội…
Bộ Xây dựng cho biết, đến hết năm 2021, cả nước đã hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội, quy mô 142.000 căn hộ, tổng diện tích hơn 7,1 triệu mét vuông sàn, đạt 56,8% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (năm 2011). Riêng năm 2021, đã có 17 dự án hoàn thành, với 27.800 căn hộ, gần 1,4 triệu mét vuông sàn. Việc phát triển nhà ở xã hội nhìn chung vẫn chậm, hiệu quả chưa cao, do một số vướng mắc cả về thể chế chính sách và tổ chức thực hiện…xem thêm
Phát triển thị trường bất động sản bền vững sau dịch COVID-19
Tuy nhiên, nhiều phân khúc thị trường đang gặp những rào cản, vướng mắc lớn. Nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp trong xã hội lớn, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp, song mức độ đáp ứng lại hạn chế. Vì vậy, các cơ quan chức năng đang gấp rút sửa đổi các Luật có liên quan đến thị trường BĐS Việt Nam như: Luật Nhà ở ngày 25/11/2014; Luật kinh doanh bất động sản ngày 25/12/2014; Luật Đất đai ngày 29/11/2013…
Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do các cơ chế và chính sách đối với thị trường chưa thực sự rõ nét và phù hợp. Nhiều quy định pháp luật liên quan đến phát triển thị trường mới được đặt ra chưa có sự giải quyết kịp thời và hợp lý của cơ quan quản lý Nhà nước, như pháp lý cho các loại hình BĐS du lịch, BĐS văn phòng kết hợp nhà ở, trung tâm thương mại… Các quy trình, thủ tục pháp lý về tiếp cận đất đai, vận hành dự án, về cơ chế bảo đảm phòng ngừa rủi ro cho các chủ thể tham gia thị trường còn hạn chế, nên tiềm ẩn nguy cơ của rủi ro, tranh chấp…xem thêm
Nguồn: https://cafeland.vn/tin-tuc/bat-dong-san-24h-co-dat-nao-loan-sau-thong-tin-xay-cau-ma-da-107804.html
[ad_2]