[ad_1]

Tổng giá trị trái phiếu đến hạn trong phần còn lại của năm 2023 là 195.090 tỷ đồng và nhóm bất động sản dẫn đầu về giá trị đến hạn với 101.179 tỷ đồng.

Hơn 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn trong nửa cuối năm 2023

Dư nợ tín dụng bất động sản đạt hơn 900.000 tỷ đồng

Mới đây, Bộ Xây dựng công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trong quý 2/2023. Thông tin về tình hình tín dụng bất động sản, Bộ Xây dựng dẫn báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 31/5/2023 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 925.796 tỷ đồng, cụ thể như sau:

tin-dung-bds.png

Bộ Xây dựng cho biết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn đang tiếp tục theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế vĩ mô và bám sát chỉ đạo của Chính phủ để điều hành linh hoạt, duy trì thanh khoản tốt, sẵn sàng nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng cấp tín dụng. Theo Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước thì cơ cấu, tín dụng vào kinh doanh bất động sản trong 5 tháng đầu năm tăng 14%.

Tuy nhiên, tín dụng cho tiêu dùng bất động sản trong 5 tháng lại giảm 1,32%, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng tới 15%. Như vậy, tới thời điểm hiện tại, nhà đầu tư bất động sản là cá nhân và người mua nhà để tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng đầu tư nên tín dụng còn đang thấp.

Có 24 dự án NOXH đủ điều kiện vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng

Bộ Xây dựng thông tin, qua nắm bắt nhanh tình hình triển khai, các địa phương và các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đang tập trung triển khai gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng, theo đó hiện có khoảng 108 dự án đã được cấp phép xây dựng, đang triển khai đầu tư xây dựng (thuộc đối tượng cho vay của gói 120.000 tỷ đồng).

Hiện nay đã có 15/63 Sở Xây dựng trên địa bàn cả nước đã rà soát hồ sơ, lập danh mục các dự án đủ điều kiện trình UBND cấp tỉnh xem xét công bố danh mục tổng số 40 dự án với tổng mức đầu tư là 43.707 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn là 18.010 tỷ đồng.

Trong đó, đã có 11 UBND tỉnh bố danh mục 24 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với tổng vốn đầu tư là 31.673 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn là 12.442 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, các dự án nếu được phê duyệt vay với nhu cầu nêu trên sẽ giải quyết 12.442/120.000 tỷ đồng (đạt phần 10,37% số vốn giải ngân trong gói 120.000 tỷ).

Tín hiệu tích cực cho thị trường trái phiếu bất động sản

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói chung và trái phiếu doanh nghiệp đối với lĩnh vực bất động sản nói riêng trong quý 2/2023 có sự biến động đáng kể vào tháng 6/2023 với 13 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị 8.170 tỷ đồng với mức lãi cao so với mặt bằng chung 12-14%, tăng mạnh so với tháng 5/2023, chỉ có duy nhất một doanh nghiệp phát hành thành công với tổng giá trị 2.600 tỷ đồng.

Tổng giá trị trái phiếu đến hạn trong phần còn lại của năm 2023 là 195.090 tỷ đồng và nhóm bất động sản dẫn đầu về giá trị đến hạn với 101.179 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với 31.661 tỷ đồng, tiếp sau là sau là nhóm ngân hàng với 31.661 tỉ đồng.

Hiện nay thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và có ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô (nguồn Hiệp Hội thị trường trái phiếu Việt Nam).

“Như vậy, có thể thấy việc Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP đã tạo ra tín hiệu tích cực cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi cho phép các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đàm phán với các nhà đầu tư thanh toán gốc, lãi bằng tài sản hợp pháp của công ty, gia hạn nợ thêm thời gian tối đa 2 năm”, Bộ Xây dựng nêu tại báo cáo.

Tiếp sau đó, Thông tư số 02/2023/TT-NHNN và Thông tư số 03/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 23/4/2023 cho phép các tổ chức tín dụng được mua ngay lại trái phiếu doanh nghiệp phát hành mà không cần chờ sau 1 năm và hỗ trợ giãn hạn nợ nhưng vẫn được giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng vay vốn đang gặp khó khăn.

Nguồn vốn FDI đổ vào bất động sản sụt giảm

Tính đến ngày 20/06/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà ĐTNN đạt hơn 13,43 tỷ USD, bằng 95,7% so với cùng kỳ, tăng 3 điểm phần trăm so với 5 tháng đầu năm.

Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 10,02 tỷ USD, tăng nhẹ 0,5% so với cùng kỳ năm 2022. Vốn FDI đăng ký quý II năm 2023 đạt gần 8 tỷ USD, tăng gần 50% so với quý I năm 2023 (khoảng 5,4 tỷ USD).

Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh giảm thì vốn đầu tư mới và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp tiếp tục tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, vốn FDI đầu tư vào các ngành nghề kinh tế đều giảm nhẹ, riêng bất động sản ghi nhận giảm sút mạnh nhất, với tổng vốn đăng ký là 1,53 tỷ USD, giảm 51,5% so với cùng kỳ năm trước, mất vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng thu hút đầu tư (nguồn Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT).

Tuy nhiên, theo đánh giá của các tổ chức kinh tế thì Việt Nam vẫn là điểm sáng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó có lượng FDI vào các ngành và lĩnh vực bất động sản.

Để bắt kịp xu hướng của thời đại, tiến tới Việt Nam cần chọn lọc các nhà đầu tư FDI chất lượng vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản cần tập trung triển khai một số giải pháp trọng tâm, cụ thể như: Điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đáp ứng nhu cầu dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển thị trường bất động sản; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản; khẩn trương ban hành và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch để đảm bảo phân bố hợp lý, tương ứng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng.

[ad_2]

Nguồn: https://markettimes.vn/hon-100-000-ty-dong-trai-phieu-bat-dong-san-se-dao-han-trong-nua-cuoi-nam-2023-35903.html