[ad_1]
Có câu nói “lúa chín cúi đầu, bậc trí giả thường ôn hòa điềm đạm”, ý nói ai biết khiêm nhường cúi đầu là người có trí tuệ.
Có một câu chuyện ngụ ngôn như sau: Một người nọ tìm tới gặp vị hiền giả Hy Lạp nổi tiếng. Người này hỏi: “Thưa ngài, ngài là người có học vấn uyên thâm, vậy ngài có biết khoảng cách giữa Trời và Đất là bao nhiêu không?”. Vị hiền giả trả lời: “3 pous”. (pous là đơn vị đo lường của Hy Lạp cổ, 1 pous = 0,3 m)
Người kia nghe xong thì vô cùng hoài nghi, liền nói: “Thưa ngài, người lớn thường cao tới 5-6 pous rồi. Nếu khoảng cách giữa trời và đất chỉ có 3 pous, chẳng phải ta đã đâm thủng bầu trời rồi sao?”. Vị hiền giả đáp: “Đúng vậy, phàm là ai cao hơn 3 thước, nếu muốn đứng được ở giữa trời và đất, thì phải biết cúi đầu”.
Vị hiền giả đáp: “Đúng vậy, phàm là ai cao hơn 3 thước, nếu muốn đứng được ở giữa trời và đất, thì phải biết cúi đầu”. Ảnh minh họa
Cúi đầu ở đây chính là khiêm nhường, biết mình biết ta, là một cách ứng xử đúng mực. Trong cuộc sống, không phải lúc nào căng gồng lên là đúng, mà ta phải học cách lùi bước, “cúi đầu”. Có thể gập vào thì mới có thể duỗi ra, có thể lui mới có thể tiến, có thể nhu mới có thể cương.
Con người vốn không phải là Thánh nhân, không thể tránh khỏi sai lầm. Mắc lỗi thì nên sửa, những kẻ dám “cúi đầu” thừa nhận quả là đáng khâm phục. Phải hiểu điều đó không phải là khuất phục, cũng không phải là đớn hèn. Mà đó là nhận biết khuyết điểm của mình mà thay đổi, là cảnh giới và phẩm cách cao quý mà một người nên có.
Cúi đầu cũng là cách để ta nhìn rõ hiện thực, từ bỏ dục vọng của bản thân. Nếu chỉ một mực ngẩng cao đầu, lúc nào cũng chỉ đề cao cái tôi của mình thì sao có thể thăng tiến. Khi biết khiêm nhường, tĩnh tâm, ta có thể rất nhanh tìm ra chỗ đứng cho mình. Cúi đầu để biết thiếu sót của mình, nhận ra bản thân còn thua kém người mà nỗ lực phấn đấu.
Cúi đầu để biết thiếu sót của mình, nhận ra bản thân còn thua kém người mà nỗ lực phấn đấu. Ảnh minh họa
Có một câu chuyện sau: Bill Sardinia là thanh niên người Na Uy, đã vượt biển tới nước Pháp để ghi danh Học viện Âm nhạc Paris. Chỉ tiếc rằng, dù anh đã cố gắng thể hiện thật tốt, giám khảo vẫn đánh trượt. Các giám khảo khác đánh giá cao tài năng của Bill, chỉ riêng một vị vốn vô cùng nghiêm khắc đã đánh rớt.
Không xu dính túi, chàng trai trẻ lang thang trên các con phố ở Paris. Anh dừng bên vỉa hè ở một con đường nọ, gần với Học viện Âm nhạc Paris. Lúc này, anh bắt đầu kéo vĩ cầm, chơi hết bản nhạc khác đến bản nhạc khác. Cảm phục tài năng của anh, không ít người xúm lại bỏ tiền vào hộp đựng đàn.
Trong đó, có một người khách bộ hành lớn tuổi, rẽ đám đông bước tới. Ông ta ném mấy đồng bạc xuống dưới chân Bill, rồi nhìn đầy khiêu khích. Chàng trai cúi xuống nhặt đồng tiền dưới đất, rồi bước lại gần người đàn ông, nói: “Thưa ngài, tiền của ngài bị rơi rồi”.
Người đàn ông cầm lại mớ tiền xu, rồi lại ném xuống chân Bill lần nữa. Ông ta nói: “Tiền này tôi đã cho, nó là của anh rồi, anh phải nhận lấy”.
Bill lại một lần nữa nhìn ông ta, rồi cúi người thật sâu xuống cám ơn mà nói: “Thưa ngài, xin biết ơn sự giúp đỡ của ngài, vừa rồi tiền của ngài rơi xuống mặt đất, tôi đã cúi người xuống nhặt lên, bây giờ tiền của tôi rơi xuống mặt đất, xin phiền ngài cũng nhặt lên giúp tôi”.
hưa ngài, xin biết ơn sự giúp đỡ của ngài, vừa rồi tiền của ngài rơi xuống mặt đất, tôi đã cúi người xuống nhặt lên, bây giờ tiền của tôi rơi xuống mặt đất, xin phiền ngài cũng nhặt lên giúp tôi
Người đàn ông tỏ ra vô cùng ngạc nhiên với cách hành xử của Bill, im lặng hồi lâu. Sau đó, ông ta cúi xuống nhặt những đồng xu lẻ đó, bỏ vào hộp đàn của Bill rồi bỏ đi.
Không ai ngờ, người đàn ông đứng tuổi ấy là một nhạc sĩ lừng danh và chính là một trong các vị giám khảo nghiêm khắc đã đánh rớt Bill Sardinia. Vài ngày sau đó, chàng trai trẻ nhận được giấy báo trúng tuyển vào Học viện Âm nhạc Paris. Ngày nhập học, anh bàng hoàng nhận ra một trong các vị thầy dạy của anh tại đây chính là người đàn ông nọ.
Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi những lúc ta sa chân vấp ngã, bị người đời khinh thường. Khi ấy, nhân phẩm, danh dự của ta có thể bị người đời chà đạp. Phản ứng gay gắt là bản năng, nhưng điều đó chỉ khiến tình cảnh thêm tệ hại.
Thế nhưng, nếu lúc đó ta biết nhún nhường, dùng tâm thái khoan dung mà đối đáp, kết quả sẽ rất khác. Ta sẽ phát hiện ra rằng, bất luận là người có dã tâm nào đi nữa, khi đứng trước chính nghĩa thì đều không cách nào trụ vững nổi. Đôi khi “biết cúi đầu” như vậy lại thể hiện được phẩm chất vô giá của một người.
Theo Trí Thức VN
Xem thêm: “Xin cẩn thận khi lên xuống tàu” – Câu chuyện xúc động đáng đọc 1 lần trong đời
[ad_2]