[ad_1]
Lão Tử là một nhân vật quan trọng trong triết học Trung Hoa, từng dạy rằng: Nước càng sâu chảy càng chậm, người càng trí huệ càng khiêm nhường.
Lão Tử được coi là nhân vật chính yếu trong triết học Trung Hoa, tuy sự tồn tại của ông vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Ông được cho là sống ở thế kỷ VI – IV TCN, khoảng giữa thời kỳ Xuân Thu và đầu thời kỳ Chiến Quốc. Lão Tử được coi là người viết ra Đạo đức kinh, và cũng được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo.
Lão Tử được coi là bậc hiền triết vĩ đại, với những triết lý thâm sâu đến nay còn vẹn nguyên giá trị. Vị triết gia này từng nói: “Người không tự cho mình là đúng thì trí óc mới có thể sáng suốt, người không khoe khoang thì công trạng của họ mới có thể được khẳng định, người không kiêu ngạo thì sự nghiệp mới có thể phát triển”. Theo ông, phàm là người làm nên việc lớn trên đời, nhất định đều có sự khiêm nhường.
Người không tự cho mình là đúng thì trí óc mới có thể sáng suốt, người không khoe khoang thì công trạng của họ mới có thể được khẳng định, người không kiêu ngạo thì sự nghiệp mới có thể phát triển
Cổ nhân cũng truyền lại vài câu tương tự, rằng: “Người khiêm nhường là gốc tích đức”, “Người khiêm nhường có thể đứng trước mọi người, kẻ cậy công ngạo mạn đứng sau mọi người”.Khiêm tốn là biết mình biết ta, là tôn trọng người khác, bao dung với người khác.
Biết khiêm nhường ắt được lòng người
Dương Tử là triết gia nổi tiếng thời Chiến quốc, một lần nọ có tới nhà trọ kia dừng chân. Trong nhà trọ có hai cô nương thuê phòng, một người xinh đẹp tuyệt trần, người kia thì dung nhan tầm thường. Thế nhưng, mọi người lại trân quý người phụ nữ kém xinh đẹp, đối xử cô như tiểu thư quyền ký, còn với cô nương xinh đẹp thì lại tỏ ra khinh bỉ, xem thường.
Dương Tử ngạc nhiên trước cách đối xử ấy, liền đi hỏi người hầu phòng. Kẻ này đáp lại: “Cô nương xinh xắn kia luôn cho mình xinh đẹp hơn người, nhưng tôi chẳng thấy cô ta đẹp ở chỗ nào. Còn cô nương kém xinh xắn kia luôn cảm thấy mình khó coi, nhưng tôi chẳng thấy cô ấy xấu gì cả”.
Dương Tử nghe xong thì im lặng suy nghĩ một lúc lâu. Mãi sau, nhà triết học này mới buột miệng nói: “Tôi hiểu rồi, làm điều tốt nhưng luôn khiêm tốn không nhận là mình đã làm, cách cư xử đó dù ở đâu cũng được mọi người ủng hộ, yêu mến”.
Càng khiêm nhường, càng được tôn kính
Một người tài năng đức độ, lại khiêm nhường như thế, làm sao người khác có thể không quý
Trong cuốn “Nghiêu Điển – Thượng Thư”, có đoạn mô tả Vua Nghiêu như sau: “Duẫn, cung, khắc, nhượng, được tứ phương ca ngợi, được lòng hết thảy trên dưới. Ước thúc đạo đức tốt đẹp, gần gũi cửu tộc. Bình ổn bách tính, hòa thuận vạn bang”.
Có thể hiểu rằng, vị này có 4 đức tính tốt đẹp: thành tín (duẫn), cung kính (cung), thiện năng (khắc), khiêm nhường (nhượng). Trong đó, đức tính khiêm tốn là được người đời đề cao nhất.
Dù bản thân là bậc kì tại, Vua Nghiêu vẫn cho rằng mình chưa đủ tài, lo sợ mai một mà thường vào núi sâu rừng già tự suy xét, học hỏi. Ông từng 4 lần nhượng lại ngôi Thiên tử cho những nhân sĩ hữu đạo nổi tiếng là Phương Hồi, Thiện Quyển, Phi Y, Hứa Do, còn mình thì rời đi để học hỏi, tu luyện.
Đường Nghiêu từng nói: “Người trong thiên hạ, người vì việc công, phàm đều là người chí công vô tư, là bậc hiền giả đáng được suy tôn, là người thực thi đại đạo của thiên hạ. Ta đức mỏng tài mọn, chỉ lo phạm lỗi với chúng sinh”. Một người tài năng đức độ, lại khiêm nhường như thế, làm sao người khác có thể không quý?
Khiêm nhường thụ phúc đức
Theo “Dịch Thư”, có đoạn nói rằng: Đạo lý của trời, bất luận thế nào, mọi sự kiêu ngạo tự mãn, sẽ khiến cho người đó phải chịu thiệt thòi, còn người khiêm tốn sẽ được nhiều lợi ích, hơn nữa khiêm nhường và kiêu ngạo, cũng là ranh giới giữa phúc và họa.
Chuyện kể rằng, Viên Liễu Phàm cùng 9 người trong huyện khăn gói đi tiến sĩ, trong đó đặc biệt chú ý một vị tên Đinh Kính Vũ. Người này trẻ tuổi nhất đoàn, lại là kẻ biết khiêm nhường, trọng lễ tiết. Một lần nọ, khi đang nghỉ dừng chân, Viên Liễu Phàm mới nói với Phí Cẩm Pha rằng: “Đinh Kính Vũ năm nay nhất định thi đỗ tiến sĩ”.
Khiêm nhường ắt được phúc
Khi được hỏi vì sao lại thế, Viên Liễu Pháp đáp: “Khiêm nhường ắt được phúc. Anh xem, trong 10 người chúng ta, có ai khiêm tốn bằng Đinh Kính Vũ, luôn giữ chữ tín, cung cung kính kính. Trước đám đông, cậu ấy quyết không để lộ thành kiến, luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác, không hề kiêu ngạo chút nào.
Dù là chuyện rất nhỏ, cậu ấy cũng nghĩ cho người khác, vì thuận tiện cho người khác, điều này quả thực khó có được! Một người có thể đạt được cảnh giới cao như vậy, Thần linh cũng sẽ bảo hộ cậu ấy, sao có thể có đạo lý thi trượt được!”.
Quả thực, đến khi công bố bảng vàng, Đinh Kính Vũ đã xuất sắc thi đỗ. Vậy mới nói, con người khiêm tốn, biết mình biết ta, sẽ được người quý, quý nhân phù trợ.
Xem thêm: Cổ nhân nói: “Chó dữ sợ gậy gộc, đàn bà sợ kẻ lì lợm”, nghĩa là sao?
[ad_2]