[ad_1]

Cổ nhân dạy rằng, sống ở đời có “ba không hỏi, bốn không sờ”, vậy 4 thứ đó là gì và vì sao nhất định không được động vào?

Những lời dạy của cổ nhân dù đã tồn tại hàng trăm năm trước, nhưng vẫn còn đó bài học đắt giá. Người xưa có câu, ba không hỏi, bốn không sờ, vây 4 thứ không được động vào là gì?

Con dao của đầu bếp

co-nhan-day-ba-khong-hoi-bon-khong-so-co-y-nghia-gi
Đầu bếp xưa coi trọng con dao, từ nhỏ đã được “sư phụ” dạy rằng phải tôn trọng con dao của mình và làm sao để có một con dao tốt.

Đầu bếp ngày xưa thường đến từ gia đình nghèo, việc họ có một con dao bếp không hề dễ dàng. Với họ, nấu ăn không chỉ là một kỹ năng, không chỉ là để no bụng mà còn để thành thạo kỹ năng sinh tồn.

Thười cổ đại, không có nhiều vật dụng làm bếp như hiện nay, mà chủ yếu là tận dụng dao bếp. Đầu bếp Trung Hoa đặc biệt coi trọng con dao, từ nhỏ đã được “sư phụ” dạy rằng phải tôn trọng con dao của mình và làm sao để có một con dao tốt.

Có thể nói, con dao của đầu bếp chính là người bạn đồng hành mà họ dày công tìm kiếm, cũng là công cụ để họ an cư lạc nghiệp. Vì thế, mọi đầu bếp đều rất nâng niu con dao của mình, coi nó là “huyết mạch” không phải ai cũng có thể động vào.

Chưa kể, theo sử sách, không ít kẻ gian xưa đã chọn cách đầu độc người khác bằng cách làm đồ ăn. Trình độ của pháp y và luật pháp thời cổ đại không hoàn hảo, và nhiều đầu bếp đã mất mạng vì những điều đó. Nếu người khác tùy ý chạm vào dao, hồi chuông báo động trong lòng người nấu sẽ lập tức vang lên. Họ hiểu rằng, nếu dao bị nhiễm độc, tính mạng của họ sẽ bị đe dọa.

Rìu của thợ mộc

co-nhan-day-ba-khong-hoi-bon-khong-so-co-y-nghia-gi
Cũng tương tự như con dao của đầu bếp, chiếc rìu là công cụ kiếm cơm hữu ích

Cũng tương tự như con dao của đầu bếp, chiếc rìu là công cụ kiếm cơm hữu ích. Người thợ mộc bắt đầu chế tạo chiếc rìu cua riêng mình ngay từ khi mới bắt đầu, và thường gắn bó với nó nhiều năm trời.

Thời cổ đại, không có xưởng sản xuất đồ gỗ, cũng chẳng có máy móc hoàn toàn tự động. Chưa kể, khi đó cũng chẳng có nhiều cách thức bảo vệ, mà thợ mộc thường xuyên đi leo núi, đương nhiên chiếc rìu rất quý giá. Một khi bị người khác chạm vào, họ cho rằng chiếc rìu sẽ mất đi giá trị bảo vệ vốn có, vì vậy họ rất cẩn thận với nó.

Để nâng cao tay nghề của mình, hầu hết các thợ mộc chọn học từ một người Thầy ngay từ khi còn nhỏ. Các giáo viên khác nhau có sự kế thừa khác nhau, và mỗi gia đình coi những kỹ năng độc đáo của riêng họ là báu vật của tổ tiên và sẽ không bao giờ được truyền lại. Những chiếc rìu không chỉ là công cụ, mà còn là vật chứng cho thấy tài hoa của họ đúc kết qua năm tháng.

Quảng cáo

Hành trang của người độc thân

co-nhan-day-ba-khong-hoi-bon-khong-so-co-y-nghia-gi
Họ thường nay đây mai đó, đồ đạc không nhiều, nhưng đó là tất cả những gì mà họ có

Cổ nhân nói: “Phụ mẫu chi mệnh, môi chước chi ngôn”, ý nói việc cưới xin của con cái là do cha mẹ và môi giới quyết định. Đàn ông nên kết hôn sớm, ổn định cuộc sống và lo làm lo ăn. Những người không có cha mẹ, không có đủ khả năng chi trả cho chuyện cười xin chính là “độc thân” mà ta hay dùng bây giờ.

Họ thường nay đây mai đó, đồ đạc không nhiều, nhưng đó là tất cả những gì mà họ có. Gia tài ấy đương nhiên quý báu, và bất cứ ai chạm vào hành lý của họ mà không được phép sẽ bị coi là xâm phạm “lãnh thổ” của họ.

Eo góa phụ

co-nhan-day-ba-khong-hoi-bon-khong-so-co-y-nghia-gi
Góa phụ cần nghiêm khắc giữ khoảng cách nhất định với đàn ông, không được gây hiểu lầm

Thời xưa việc “nam nữ thụ thụ bât thân” là lẽ thường, chỉ trừ khi đã dựng vợ gả chồng, còn hai phái phải giữ khoảng cánh nhất định. Người xưa rất quan trọng việc hôn lễ, có phần khắt khe với người nữ. Câu nói trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng cũng là như vậy.

Người xưa đặc biệt coi nặng sự “trinh tiết”, góa phụ cần nghiêm khắc giữ khoảng cách nhất định với đàn ông, không được gây hiểu lầm, nếu không sẽ bị hàng xóm phỉ nhổ. Nếu một người đàn ông chạm vào eo của bà góa, đó sẽ là một thảm họa cho cả hai bên.

Người ta nói: “Có rất nhiều thứ trước cửa của bà góa”, trên thực tế, hầu hết những lời đồn thổi này đều do bà con lối xóm lan truyền. Một khi có điều gì đó “không thuận” trong mắt hàng xóm, góa phụ sẽ phải chịu sự chỉ tay của người khác, điều này chắc chắn gây tổn thương cho danh tiếng và trinh tiết người phụ nữ ở thời cổ đại.

Theo Kiến thức

Xem thêm: Cổ nhân nói “Tay nam 1 đường thành vàng bạc, tay nữ 1 đường bỏ người nuôi” có ý nghĩa gì?

[ad_2]