[ad_1]

Cha mẹ dùng 5 kiểu trách phạt này khi con làm việc gì đó sai trái không những con không hối lỗi, nhận ra sai lầm của mình mà còn hỗn thêm.

1.   Kiểu trách phạt: Quát tháo ầm ĩ

Hầu như cha mẹ nào cũng từng quát mắng, to tiếng với con khi chúng phạm lỗi. Tuy nhiên, trên thực tế hành động này không mang lại hiệu quả thiết thực trong việc dạy con.

Theo tiến sĩ Laura Markham, nhà tâm lý học lâm sàng kiêm tác giả cuốn “Peaceful Parent, Happy Kids: How to Stop Yelling and Start Connecting” chia sẻ rằng: “Quát mắng là cách giải tỏa sự tức giận nhưng đó không phải cách hiệu quả để thay đổi hành vi”.

5-kieu-trach-phat-khien-con-cang-ngay-cang-hu-1

Khi một đứa trẻ sợ hãi, chúng sẽ chuyển sang chế độ chống trả, bỏ chạy hoặc khóc lóc. Lúc đó trẻ chỉ nghĩ đến việc bản thân đang bị tổn thương nên không tiếp thu được những lời cha mẹ đang dạy, khiến cho việc giáo dục con của phụ huynh trở thành công cốc.

2.   Kiểu trách phạt: Đánh con

Người xưa thường có câu: “Thương cho roi, cho vọt”. Tuy nhiên, ngày nay, các nhà tâm lý học giáo dục trong đó có các chuyên gia Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) đã lên tiếng phản đối hành vi này của cha mẹ.

Tiến sĩ George Holden, Chủ tịch Khoa Tâm lý học, Đại học Southern Methodist giải thích rằng: Ngày bé chúng ta thường bị bố mẹ đánh đòn khi làm sai điều gì đó và chúng ta lớn lên, có công việc tốt nên khiến nhiều người nghĩ rằng đây là hành vi đúng đắn trong việc nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, giống như việc trách mắng, đánh đòn không làm thay đổi hành vi con người. Bởi nó chỉ mang tính chất ngăn chặn các hành động tiêu cực trong thời gian ngắn. Việc đánh đòn chỉ khiến đứa trẻ sợ hãi, tạm thời dừng lại hành vi của mình.

Nếu cha mẹ đánh con thường xuyên, chúng sẽ trở nên “lì đòn”, không sợ nữa và bắt đầu phản ứng được. Những đứa trẻ như vậy có thể dùng bạo lực khi chúng cảm thấy tức giận hoặc khó chịu. Sức khỏe tâm thần cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, bởi chúng thường cảm thấy bị tổn thương, đối xử bất công, oan ức,…khi bố mẹ dùng đòn roi. Nếu không may, bố mẹ đánh vào những vị trí quan trọng trên cơ thể trẻ có thể khiến trẻ bị thương nghiêm trọng. Việc này cũng làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh về thể chất như tim, các vấn đề hô hấp,… Đặc biệt, việc đánh đòn còn gây ra tác động xấu đến mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Trong mắt con, bố mẹ là người hung dữ, nóng nảy, nên chúng sinh ra cảm giác sợ hãi và ngày càng xa lánh.

3.   Kiểu trách phạt: Liên tục dọa nạt nhưng không thực hiện

Khi con không nghe lời, cha mẹ thường có kiểu dọa nạt như: “Mẹ sẽ cắt đồ ăn vặt của con”, hay “Mẹ sẽ không cho con xem tivi nữa”,… Tuy nhiên, sau đó cha mẹ lại không hành động, khiến cho hành vi của trẻ cứ lặp đi lặp lại nhiều lần. Bởi chúng nhận ra cha mẹ không thực sự nghiêm khắc với những lời đe dọa đó.

5-kieu-trach-phat-khien-con-cang-ngay-cang-hu-2

Quảng cáo

Một kiểu đe dọa nữa cũng hay gặp ở phụ huynh đó là dọa “gọi chú công an”, “gọi ông kẹ tới bắt con”,… Điều này sẽ gieo rắc vào trong đầu trẻ nỗi sợ hãi vô hình.

Muốn dạy con hiệu quả cha mẹ nên nhất quán trong lời nói, như thế sẽ giúp con ghi nhớ lời dạy của cha mẹ lâu hơn và tự chủ động cải thiện hành vi của mình.

4.   Kiểu trách phạt: Bêu rếu trẻ

Ba mẹ mắng con trước mặt người khác có thể xuất phát từ suy nghĩ muốn uốn nắn con ngay lúc con làm sai để con nhớ lần sau không phạm lỗi nữa. Hoặc cũng có thể họ muốn thể hiện cho bạn bè thấy rằng, mình là bậc cha mẹ nghiêm khắc, dạy dỗ con cái đến nơi đến chốn.

Tuy nhiên, đó là cách giáo dục sai lầm. Bởi cách dạy này chỉ quan tâm đến cảm xúc của cha mẹ, chứ không hề nghĩ đến tâm trạng của trẻ. Khi con bị mắng trước mặt người khác, chúng sẽ cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương. Tình trạng này kéo dài sẽ làm trẻ mất tự tin ở bản thân. Nếu trẻ ở độ tuổi nổi loạn, chúng sẽ dễ phản kháng lại cha mẹ.

Nên cách hiệu quả nhất khi muốn giải quyết mâu thuẫn là cha mẹ hãy đưa con vào phòng ngủ hoặc nơi yên tĩnh để nói chuyện và chỉ ra trẻ sai ở điểm nào.

5.   Kiểu trách phạt: Tiếp tục chì chiết đến khi con nhận sai

Khi con đã nhận ra sai lầm và hứa sẽ sửa đổi, cha mẹ nên dừng lại những lời trách mắng và đánh đòn trẻ. Bởi nếu cứ tiếp tục chì chiết, đánh đòn con, chúng sẽ khó chịu và nảy sinh tâm lý phản đối lại. Đặc biệt là trong lứa tuổi nổi loạn ẩm ương, sự chê bai hay cằn nhằn quá mức từ bố mẹ đôi khi sẽ phản tác dụng, làm cho trẻ không những không sửa sai mà còn cố làm ngược lại để ”thách thức” người lớn.

5-kieu-trach-phat-khien-con-cang-ngay-cang-hu-3

Việc được bố mẹ yêu thương, nhẹ nhàng dạy bảo sẽ khiến trẻ hạnh phúc, phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần trong tương lai. Nên bố mẹ cần lưu ý để không mắc phải sai lầm này!

Xem thêm: Thói quen của cha mẹ tưởng vô hại nhưng lại làm hư trẻ: Cách dạy con thông minh được gói gọn trong 2 từ “làm gương”

[ad_2]