[ad_1]

“Trường học và trường đời” là một câu chuyện ngắn rất đáng để người làm cha, làm mẹ phải suy ngẫm về cách giáo dục con cái. Kiến thức đâu chỉ ở giảng đường, nó nằm ở mọi điều trong cuộc sống.

Câu chuyện “Trường học và trường đời”

Một người bạn của tôi vừa phải đón cậu con trai đi du học nước ngoài được gần một năm thì bỏ giữa chừng để đi về. Em kể là ở bên kia lạc lõng quá không chịu nổi. Không phải vì rào cản ngôn ngữ, nhưng tụi bạn tóc vàng có vẻ coi thường học sinh Việt Nam chỉ biết học, đời nhạt toẹt và nghèo trải nghiệm. Nhiều khi sự coi thường đó chỉ ngấm ngầm trong ánh mắt, nên cũng chẳng ai có thể thưa kiện hay phạt tội kỳ thị được.

Tụi nó khoe từng gap year, làm thêm, đi du lịch ở nhiều nước, đi Nam Phi làm từ hiện, rồi từng đi nhảy dù, lặn biển,… Đến năm 18 tuổi, tụi nó kiêu hãnh vì đã biết kiếm tiền, biết nấu ăn, biết sống tự lập không cần dựa vào bố mẹ. Tụi nó tự hào vì giàu trong tình thần. Tụi nó ngồi với nhau nói chuyện về triết học, chính trị, nghệ thuật, lịch sử,… toàn những đề tài mà sinh viên Việt thường chỉ ngồi nghe, không chen vào được. Những bạn nhạy cảm sẽ cảm thấy đó cũng là một kiểu coi thường rằng: Mày chẳng có gì chỉ có tiền!

Truong-hoc-va-truong-doi-cau-chuyen-sau-sac-dang-de-suy-ngam-2

Bạn mình cũng kể: Khi sang Mỹ, mình thấy tụi học sinh phổ thông học khá nhàn. Nhìn vào thì chúng nó chơi không à, cứ tụ tập nhóm làm cái này cái kia, ấy vậy mà lượng kiến thức không hề ít. Vì chương trình học phổ thông rất thực tế, nhìn như chơi nhưng hóa ra học rất sâu. Thậm chí có cả những cái nhỏ nhắt mà lâu nay mình không để ý như: Làm sao tắm cho nhanh để không tốn nước, gấp vớ làm sao cho khỏi lạc nhau, sắp xếp vật dụng trong nhà sao cho khoa học,…

Có lần, mình nhìn thấy thầy giáo dắt một nhóm học sinh đi siêu thị vui vẻ lắm. Nhưng rồi, trong buổi đó tụi học sinh được học cách tính toán chi tiêu, đánh giá bao bì, thiết kế màu sắc trên các quầy hàng, học cách đọc thành phần ghi trên sản phẩm,… Rồi học sinh còn được dạy chọn thực phẩm, chọn công ty sản xuất phân phối, dạy về hạn sử dụng, cách sử dụng.

Truong-hoc-va-truong-doi-cau-chuyen-sau-sac-dang-de-suy-ngam-3

Thậm chí, tụi nó còn được dạy về việc tái chế, phân loại rác sau khi sử dụng xong. Nhà có tới 3 thùng rác, nếu bỏ nhầm rác thải thường vào rác thải y tế hoặc ngược lại sẽ bị phạt. Tiền rác được tính tương ứng trên hóa đơn nước. Nếu nhà nào xài càng nhiều nước thì cũng có nghĩa là nhà đó đóng càng nhiều tiền rác hơn.

Quảng cáo

Những điều nho nhỏ này học sinh ở mình thường không để ý. Ở nhà thường các bé chỉ được ông bà, bố mẹ chiều, cơm nước mang tận bàn học. Đói thì chỉ cần mở tủ lạnh thấy gì thì ăn nấy, không cần để ý. Đến khi du học rồi thì mới thật sự vất vả, chật vật vì trường học và trường đời khác xa nhiều lắm. Thậm chí, có đứa còn phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm vì mở hộp sữa chua ra rồi để quên trên bàn ăn, đến sáng hôm sau lại vô tư uống.

Cậu biết không, có nhóm du học sinh còn bị bắt phạt vì câu cá, bắt hải sản không đúng nơi quy định. Thậm chí bị bắt vì đã bắn chim trời để nướng ăn. Theo mình biết thì trong Tài liệu Y tế Thế giới nói 70% người Việt nhiễm HP dạ dày. Nhưng con số thực tế này có khi còn cao hơn. Ở Bắc Mỹ hay Pháp, người Việt cũng vấn đứng trong top dân mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cao. Có thể nói, thói quen ăn uống và sinh hoạt của chúng ta chính là nguồn gốc gây ra rất nhiều bệnh tật.

Truong-hoc-va-truong-doi-cau-chuyen-sau-sac-dang-de-suy-ngam-1

Các ba mẹ bên mình chỉ biết chỉ con làm toán, làm văn, nói tiếng anh mà quên phải dạy con cả việc sống văn minh, sống có trải nghiệm. Để rồi sau này con lớn lên, đi ra ngoài mới thấy không có vốn sống thì thiệt thòi biết bao.

Trường học và trường đời cứ phải song song nhau thì con mới trưởng thành thông minh, nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Rất nhiều thứ quan trọng con có thể học ở nhà, ở xung quanh và nó hoàn toàn miễn phí. Giảng đường đâu phải là nơi duy nhất để con học đâu.

Mong ba mẹ nào cũng sớm hiểu điều này!

Xem thêm: Mẹ có là Tiến sĩ mà giáo dục con sai cách thì đứa trẻ vẫn gặp bất lợi

[ad_2]