[ad_1]

Bí ẩn về vụ án y khoa của Hoa Đà (phần 2)

Hoa Đà đã tạo ra nhiều kỳ tích trong y học, không biết bao nhiêu người thở dài, hối tiếc vì những cao thuật của Ông đã bị thất truyền. Trong sách sử, có rất ít thông tin về những năm đầu của Thần y Hoa Đà. Các nhà sử học luôn dựa vào một vài thông tin rồi lập tức miêu tả lại những kỹ thuật cao siêu của Hoa Đà. Thực tế y thuật của Hoa Đà rực sáng, chói lọi, trải qua hàng ngàn năm,  kỹ thuật y học của ông không gì sánh được.

(Phần 1)

Có thể nhìn xuyên thấu cơ thể người, để đuổi côn trùng ra khỏi cơ thể

Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ, bạn sẽ thấy phương pháp chữa bệnh của Hoa Đà được miêu tả trong tiểu sử dường như còn hơn nhiều so với cách “nhìn, nghe, hỏi, biết” của các thế hệ y học cổ truyền Trung Quốc sau này.

Một ngày nọ, Hoa Đà ngồi trên xe, thì nhìn thấy một người đàn ông bên đường muốn ăn nhưng không nuốt được vì cổ họng bị tắc nghẽn, gia đình anh ta đang cố gắng đưa anh ta đến gặp ngự y bằng xe ngựa. Hoa Đà nghe anh rên rỉ đau đớn nên dừng xe lại kiểm tra, liền nói với anh: “phía trước có người bán bánh có bán tỏi và rau hẹ ngâm dấm, hãy mua 3 lít rồi uống, bệnh sẽ hết ngay.” Người nhà làm theo như lời Hoa Đà nói, bệnh nhân liền nôn ra một con sâu, bệnh khỏi hẳn.

Chỉ bằng mắt thường Hoa Đà cũng có thể biết được có giun trong dạ dày của bệnh nhân.

Một ca bệnh lạ khác cũng liên quan đến giun trong bụng bệnh nhân.

Trần Đăng ở tỉnh Quảng Lăng, bị ốm, ông thường cảm thấy buồn chán trong ngực, mặt đỏ bừng, không ăn được. Hoa Đà bắt mạch cho ông ta và nói: “Trong dạ dày của ông có mấy lít giun, chúng đã phát triển thành khối u. Đó là do ăn đồ tanh chưa được nấu chín.” Vì vậy, ông sắc 2 lít nước thuốc còn lại 1 lít,  vừa uống xong,  từ miệng anh ta phun ra hơn ba lít giun đỏ, vẫn còn động đậy, bên dưới màu như thịt cá sống, sau đó thì khỏi bệnh.

Tuy nhiên, Hoa Đà nói với Trần Đăng, “Căn bệnh này sẽ tái phát sau ba năm, và chỉ có thần y giỏi mới có thể chữa khỏi“.

Có hai điểm đáng ngạc nhiên về ca bệnh này, thứ nhất chỉ bằng cách bắt mạch mà Hoa Đà biết Trần Đăng có giun trong bụng, và nguyên nhân là do ăn cá sống! Thứ hai, Hoa Đà cũng dự đoán rằng Trần Đăng sẽ bị bệnh trong ba năm, và nếu không có Thần y ở bên cạnh, ông ấy sẽ chết.

Những phán đoán của Hoa Đà giống như người có thiên mục, có  thể nhìn thấu dạ dày của Trần Đăng, và thậm chí còn tiết lộ rằng cái chết của Trần Đăng đã được dự đoán trước.

Biết trước cái chết

Những ca bệnh được ghi lại trong “Tam quốc diễn nghĩa”, với lối viết văn thâm sâu càng khó hiểu.

Trường hợp Hoa Đà trị bệnh cho một vị quan quân Lý Thành, ông đã tiên đoán được cái chết của Lý Thành 18 năm sau.

Lý Thành bị ho đã lâu, ngày đêm không ngủ được, lại thường xuyên nôn ra máu mủ, bèn đến xin lời khuyên của Hoa Đà. Hoa Đà nói: “Trong ruột của ông có một khối u lớn, những thứ nôn ra không phải ở trong phổi. Tôi cho ông hai tiền thuốc bột, sau khi dùng thuốc này sẽ nôn ra 2 lít máu mủ, ông hãy tĩnh dưỡng, một tháng sau có thể đi lại được, một năm sẽ khỏe mạnh lại. Nhưng 18 năm sau sẽ lại phát tác, nhưng không nghiêm trọng, nếu dùng thuốc tán này, sẽ khỏi ngay, nhưng nếu lúc đó không có thuốc này ông sẽ chết”. Hoa Đà liền kê cho Lý Thành 2 tiền thuốc tán, Lý Thành nhận thuốc rồi rời đi. 

Năm, sáu năm sau, người thân của Lý Thành bị bệnh, tình trạng bệnh cũng giống như Lý Thành, nên ông ta nói với Lý Thành rằng: “Hiện tại ông đã khỏe mạnh, tôi sắp chết rồi, ông lỡ nhẫn tâm nhìn tôi vô phương cứu chữa sao? Sao ông không cho tôi mượn bột thuốc trước, khi khỏe lại tôi sẽ đi lấy thuốc từ Hoa Đà cho anh”. Lý Thành liền đưa thuốc cho ông ta. Sau đó, người họ hàng này đến huyện Kiều, lúc đó, đúng lúc Hoa Đà đang bị giam giữ, ông ta đã hoảng sợ không dám đi xin thuốc nữa.

Mười tám năm sau, bệnh tình của Lý Thành thực sự bùng phát, không có thuốc để uống, cuối cùng ông đã chết.

Từ những kỹ năng y thuật kỳ diệu, đến khả năng nhìn thấu cơ thể con người, và cuối cùng là tiên đoán được kết cục của bệnh nhân, Trần Thọ, tác giả “Tam quốc chí” đã viết cho đến nay, những câu nói của ông đầy ẩn ý. 

Định mệnh biết trước quá khứ và tương lai

Nếu nhìn từ góc độ của một người chữa bệnh thì thật sự rất khó lý giải, tuy nhiên nếu nhìn nhận từ góc độ tu luyện thì sẽ rõ ràng.

Một người tu luyện có thành tựu có thể có những khả năng đặc biệt, bao gồm Thiên nhãn, có thể nhìn xuyên qua cơ thể con người và có khả năng dự đoán sự sống và cái chết hay số phận. Chúng ta có thể suy ra rằng, Hoa Đà đã tu luyện thành công, ông đã có rất nhiều công năng đặc dị nên có thể tiên đoán được nguyên nhân của bệnh cũng như số mệnh của một người.

Con trai hai tuổi của Trần Thúc ở quận Đông Dương đổ bệnh, trước khi bị tiêu chảy, cậu bé luôn khóc và cơ thể ngày một yếu đi. Vì vậy, ông đến hỏi Hoa Đà, Hoa Đà nói: “Khi người mẹ của đứa trẻ này mang thai, dương khí bị tắc nghẽn bên trong, cơ thể yếu khi cho con bú, bị khí lạnh xâm nhập nên đứa bé bị khí lạnh tràn vào. Khí lạnh này từ mẹ xâm nhập vào đứa trẻ nên không có cách nào chữa trị được”. Hoa Đà kê đơn bốn loại thảo dược là nữ uyển hoàn, mười ngày sau bệnh của đứa trẻ đã được chữa khỏi.

Hoa Đà có thể nhìn ra bệnh của đứa trẻ lúc trong bụng mẹ và thời kỳ bú mẹ, bởi vì ông đã nhìn thấy tình trạng cụ thể của đứa trẻ khi còn rất nhỏ.

Một trường hợp khác là cái chết của một quan quân là Mai Bình.

Mai Bình bị ốm nên ông từ chức và trở về nhà, nhà ông ở Quảng Lĩnh, cách nhà chưa đầy 200 dặm, ông ở với họ hàng một thời gian. Một ngày nọ, Hoa Đà tình cờ đến chơi, chủ nhà yêu cầu Hoa Đà xem xét tình trạng của Mai Bình. Hoa Đà nói: “Hiện tại bệnh tình của ông rất nghiêm trọng. Nó đã trở nên quá nặng rồi, hãy về nhà càng sớm càng tốt, để thu xếp gặp mặt gia đình, còn năm ngày nữa tính mạng của ông sẽ gặp nguy hiểm”. Mai Bình vội vã về nhà, và sau năm ngày, Mai Bình đã kiệt sức, và mọi thứ đúng như lời Hoa Đà nói.

Sinh tử có số vậy thầy thuốc nên làm gì?

Với sự tu luyện ngày càng sâu sắc, Hoa Đà dần dần hiểu rằng những người tu luyện vì lòng từ bi có thể giúp người khác chữa bệnh, nhưng họ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Họ chỉ có thể giúp người bệnh trì hoãn lại bệnh về sau, tạm thời giải quyết sự đau khổ mà thôi.

Hoa Đà vốn có công năng túc mệnh thông, có thể biết trước vận mệnh của một người, biết sinh tử là do số mệnh, nhiều bệnh là do nghiệp báo, và bệnh nghiệp trong kiếp này có thể trả được nghiệp báo của kiếp trước, đó không phải là chuyện xấu, và đôi khi chẩn đoán trị liệu cũng không cần thiết. Vì vậy, ông bắt đầu ít tích cực chữa trị cho bệnh nhân, ông cũng coi nhẹ những được mất trong nghề y.

Bởi vì trình độ tu luyện của ông đã vượt qua sự hiểu biết của người thường, những gì ông nói có thể thường gây nhầm lẫn và thậm chí là hiểu lầm. Vì vậy, ở phần cuối của sử truyền có những câu khiến người đời sau phê bình Hoa Đà như: “nhiên bản tác sĩ nhân, dĩ y kiến nghiệp, ý thường tự hối”, hay như: “vi nhân tính ác nan đắc ý, thả sỉ dĩ y kiến nghiệp”. Ý cho rằng Hoa Đà đã hối hận lựa chọn trở thành ngự y, thật khó để hài lòng với bản chất xấu của mình, ông cảm thấy hối hận khi chọn nghề y. Kỳ thật, đó là bởi vì người thường không hiểu rõ bản chất của Hoa Đà là người tu Đạo.

Một trường hợp y khoa được ghi trong lịch sử là một trường hợp rất tiêu biểu: Có một học giả cảm thấy không được khỏe, Hoa Đà nói: “Bệnh của ông sâu đến nỗi phải mổ bụng chữa trị. Tuy nhiên, ngươi còn sống được mười năm, hiện tại bệnh này sẽ không giết được ngươi.” (từ tầng cao mà nhìn nhận thì, việc chịu đau đớn bệnh tật là để trả nghiệp, đó là điều tốt) nêu ông chịu đựng được mười năm thì thọ mệnh đến lúc đó có thể kéo dài được, do đó ông không cần phải phẫu thuật mở bụng. 

Vị học giả này không muốn chịu đựng sự đau đớn và ngứa ngáy trên cơ thể, và hẳn là ông ta đã không thể hiểu được Hoa Đà, là một ngự y lại phải để bệnh nhân chịu đựng cơn đau trong mười năm, vì vậy ông ta khăng khăng rằng phải phẫu thuật để loại bỏ các triệu chứng của bệnh. Hoa Đà phải mổ bụng chữa trị, bệnh tình nhanh chóng bình phục, triệu chứng rõ ràng tiêu trừ, mười năm sau thì chết thật.

Số phận của Hoa Đà và Tào Tháo

Hoa Đà đoàn tụ với người đồng hương là Tào Tháo sau khi Tào Tháo chiếm được Nghiệp Thành. Tào Tháo rất quan tâm đến việc tu luyện và giữ gìn sức khỏe nên đã bắt đầu chiêu mộ một số lượng lớn những người tu đạo nổi tiếng đến Nghiệp Thành, Hoa Đà cũng là một trong số đó, trong số đó có Tả Từ, Cam Thủy, Lãnh Thọ Quang, Lỗ Nữ Sinh và Khích Kiệm, tất cả đều sống đến 200 tuổi, nhưng dung mạo thì như còn nhỏ tuổi, có thể dùng thần thông để phân thân và ẩn hình. 

Tào Tháo xưa nay có tật ở đầu, trái gió trở trời rất đau, mỗi lần phát tác, đều là tâm rối loạn vì đau, nhưng chỉ muốn Hoa Đà châm cứu trị liệu, Hoa Đà trị liệu liền giải trừ đau đớn, bởi vậy, Tào Tháo để Hoa Đà thường ở lại phủ. Nhưng Hoa Đà nói với Tào Tháo: “Loại bệnh này rất khó trị tận gốc, trường kỳ trị liệu, từng bước giảm nhẹ bệnh, có lẽ có thể kéo dài tính mệnh” 

Thực ra, Hoa Đà có công năng túc mệnh thông, ông cũng biết rằng mình và Tào Tháo có túc duyên, đồng thời ông cũng biết Tào Tháo sẽ chết vì bệnh này, và ông cũng sẽ chết dưới tay của Tào Tháo.  

Sau đó Hoa Đà lấy cớ để trở về quê, Tào Tháo mấy lần sai người đến mời trở lại. Nhưng Hoa Đà đều lấy cớ bệnh tình của vợ chưa khỏi. Vì vậy, Tào Tháo sai người đến nhà Hoa Đà để điều tra sự thật, đồng thời ra lệnh cho thuộc hạ: Nếu vợ hắn thực sự mắc bệnh, thì cấp cho 4 ngàn thăng đậu, nới lỏng kỳ hạn; nếu như là lừa gạt, liền lập tức bắt áp giải về. Sau đó, Tào Tháo phát hiện Hoa Đà nói dối, trong lòng cảm thấy rất tức giận cho nên đã hạ lệnh giam ông vào ngục.  

Lúc ấy Tuân Úc đã nói giúp Hoa Đà: “Hoa Đà y thuật thực sự phi thường cao siêu, sinh tử của hắn có liên quan đến mạng sống của nhiều người, cũng nên bao dung và tha tội cho hắn.” Nhưng Tào Tháo nhận định Hoa Đà là cố ý không chữa khỏi cho mình, tự cho rằng bản thân là tài giỏi, là loại tiểu nhân, khuyết đức, bởi vậy đối Hoa Đà khịt mũi coi thường, còn gọi ông là “bọn chuột nhắt” . Cuối cùng, Hoa Đà cũng không thoát khỏi số mệnh, và chết trong ngục, mà Tào Tháo cuối cùng cũng vì căn bệnh này mà chết. 

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, người ta mô tả rằng Hoa Đà đã tặng cuốn sách y học “Thanh nang thư” do chính mình viết cho một quản ngục tốt bụng trước khi chết, không ngờ vợ của quản ngục lại đem thiêu hủy, do đó người sau có câu: “Rầu thay người chết sách cũng tuyệt, đời sau không được thấy Thanh nang”.

Sở dĩ thần y một thuở Hoa Đà trở thành thiên cổ truyền kỳ, tất nhiên là bởi y thuật tinh diệu, nghiên cứu đến được thực chất của nó, và còn là vì ông là người tu đạo có thành tựu, cho nên thấy được những thứ người khác không thấy, trị được những thứ người khác không thể trị. Tuy nhiên, nhân quả tuần hoàn, nghiệp lực luân báo, ai cũng có số phận riêng của mình, duyên trần đến lúc phải hết. Hoa Đà, người đã tu luyện đến tầng thứ cao, cuối cùng cũng ngộ ra rằng y thuật chỉ có thể chữa khỏi bệnh tạm thời, không bằng như tu Đạo có thể hoàn toàn giải thoát khỏi khổ nạn thế gian, phản bổn quy chân, vĩnh viễn được tự tại.

Trong kinh điển của Đạo gia, những truyền kỳ về Hoa Đà đều có ghi chép, ông đã quy vị thành “Chân nhân” được xưng tụng là “Thanh Nang tế thế Hoa chân nhân“.

Nguyệt Hòa dịch

Theo Epochtimes

Xem thêm

[ad_2]