[ad_1]

Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy trong quý 1/2023 có 259 sàn thương mại điện tử cung cấp thông tin với cơ quan thuế. So với kỳ cung cấp thông tin trước, số lượng giao dịch thành công trên các sàn tăng đột biến lên 9 tỷ lượt với tổng giá trị 11.478 tỷ đồng nhưng giá trị bình quân 1 đơn hàng chỉ 1 nghìn đồng…

Trong quý 1, cơ quan thuế nắm trong tay thông tin từ 259 sàn cung cấp thông tin, với 64.327 cá nhân và 22.840 tổ chức kinh doanh trên sàn.
Trong quý 1, cơ quan thuế nắm trong tay thông tin từ 259 sàn cung cấp thông tin, với 64.327 cá nhân và 22.840 tổ chức kinh doanh trên sàn.

Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy sau hai kỳ cung cấp thông tin vào quý 4/2022 và quý 1/2023, Cổng Thông tin thương mại điện tử ghi nhận hàng trăm sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc cung cấp thông tin, trong đó có nhiều sàn chiếm thị phần lớn như: Shopee, Lazada, Sendo, Voso, Tiki…

Cụ thể, đối với kỳ cung cấp thông tin quý 4/2022, đã có 310 sàn cung cấp thông tin, cơ quan thuế có danh sách của 159.218 cá nhân và 31.882 tổ chức đăng ký bán hàng trên sàn, với 50,7 triệu lượt giao dịch và tổng giá trị giao dịch là 15.272 tỷ đồng. 

Còn trong quý 1/2023 đã có 259 sàn cung cấp thông tin, cơ quan thuế có danh sách của 64.327 cá nhân và 22.840 tổ chức kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử với 9 tỷ lượt giao dịch và tổng giá trị giao dịch là 11.478 tỷ đồng.

Báo cáo từ Tổng cục Thuế.
Báo cáo từ Tổng cục Thuế.

Theo báo cáo về thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong quý 1 từ Metric – một nền tảng số liệu thương mại điện tử, Shopee tiếp tục giữ vị trí đầu bảng với thị phần tổng doanh thu lên tới 63,1%. Mặc dù Shopee chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường thương mại điện tử nhưng Tiktok Shop gây bất ngờ khi vượt qua Tiki và Sendo để chiếm vị trí thứ 3 với sự phát triển nhanh chóng.

Cũng tại báo cáo này, sức cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử sẽ tiếp tục gia tăng khi có sự sụt giảm mạnh về số lượng nhà bán. Thị phần doanh thu của các nhà bán nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp trong quý 1 cũng giảm nhẹ so với cùng kỳ 2022, trong khi các gian hàng chính hãng – Shop Mall lại có sự phát triển nhanh chóng khi tăng cả thị phần và doanh thu. 

Cũng theo ghi nhận, hiện tại, các nhà bán nhỏ lẻ không chuyên nghiệp đang dần bị bỏ lại và lợi nhuận đổ về cho các nhà bán thực sự chuyên nghiệp và đầu tư vào bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Trước đó, ngày 15/12/2022, Tổng cục Thuế chính thức vận hành Cổng Thông tin thương mại điện tử để tiếp nhận thông tin về các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử; đồng thời, thiết kế chức năng khai thuế, nộp thuế trực tuyến trên cổng dữ liệu thông tin thương mại điện tử.

Theo đó, Tổng cục Thuế phối hợp các sàn gắn liên kết dẫn đến Cổng Thông tin thương mại điện tử trên giao diện của các sàn giao dịch thương mại điện tử. Theo đó các tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử chỉ cần cung cấp thông tin qua Cổng thông tin Thương mại điện tử của Tổng cục Thuế bằng phương thức điện tử.

Để tăng cường công tác quản lý, Tổng cục Thuế đang khẩn trương xây dựng quy chế về khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu tiếp nhận được từ các sàn thương mại điện tử, nâng cao hơn nữa công tác quản lý thuế đối với hoạt động này.

Đến nay, cơ quan thuế ban hành và tiến hành kiểm tra tại 15/18 doanh nghiệp và đã hoàn thành, ban hành quyết định xử lý đối với 13 doanh nghiệp, với tổng số xử lý, phạt, truy thu thuế, lệ phí là 129,1 tỷ đồng, giảm lỗ 986 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng 113,9 tỷ đồng.

Theo thống kê của Tổng cục Thuế, tổng số thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, từ các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ cung cấp dịch vụ trên nền tảng số, thu nhập từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cho các tổ chức nước ngoài trên toàn quốc năm 2021 là 261 tỷ đồng. Tiếp đó, năm 2022 tăng cao với 716 tỷ đồng bằng 274% số thu năm 2021. Tính trong 5 tháng đầu năm 2023 thu đạt 246 tỷ đồng, bằng 34% số thu năm 2022.

Theo quy định, cá nhân kinh doanh không phân biệt kinh doanh theo hình thức truyền thống hay kinh doanh thương mại điện tử có trách nhiệm tự kê khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật thuế. Nếu có phát sinh doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, các cá nhân kinh doanh đều thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Đồng thời, “trên cơ sở thông tin do sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp trên Cổng thông tin thương mại điện tử, cơ quan thuế khai thác thông tin về hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân và thực hiện rà soát đưa vào diện quản lý, yêu cầu kê khai phù hợp thực tế hoặc điều chỉnh doanh thu nếu chưa phù hợp”, đại diện Tổng cục Thuế nhấn mạnh.

Ngoài ra, với dữ liệu thông tin thu được, ngành thuế sẽ tổ chức phân tích dữ liệu dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu lớn, áp dụng trí tuệ nhận tạo (AI) để đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp vượt ngưỡng rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý thuế phù hợp đối với hoạt động của từng người nộp thuế.

Theo đó, trường hợp cá nhân không thực hiện việc kê khai, nộp thuế hoặc kê khai không đầy đủ số thuế phải nộp theo quy định, tùy theo mức độ vi phạm của người nộp thuế, cơ quan thuế sẽ xử lý vi phạm theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Nguồn: https://vneconomy.vn/9-ty-giao-dich-tu-hang-tram-san-thuong-mai-dien-tu-nhung-gia-tri-binh-quan-moi-don-hang-chi-1-000-dong.htm

[ad_2]