[ad_1]

4 câu thần chú của Tăng Quốc Phiên giúp bạn nhanh chóng nhìn thấu một người
Ảnh ghép minh hoạ

Lão Tử đã nói trong Đạo Đức Kinh: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh, thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường”, tạm dịch: Biết người là khôn, biết mình là sáng, thắng người là kẻ có sức, tự thắng mình là kẻ mạnh”.

Minh Giáo Tung Hòa Thượng viết: “Tôn mạc tôn hồ đạo, mỹ mạc mỹ hồ đức. Ðạo đức chi sở tồn, tuy thất phu phi cùng dã, đạo đức cho sở bất tồn, tuy vương thiên hạ phi thông dã”; ý muốn nói: Tôn chẳng gì tôn bằng đạo, đẹp chẳng gì đẹp bằng đức. Người có đạo đức tuy là kẻ thất phu cũng không phải là cùng, kẻ không có đạo đức, tuy là đấng vương giả cũng không phải là thông.

Cái đẹp ở hiền nhân không phải là xinh đẹp mà là thông minh; có giá trị hơn biết người, tức là ưu điểm lớn nhất của thánh hiền là nhận thức được sự việc, và phần giá trị nhất của việc hiểu sự việc là biết người. Bởi vậy mới có thể biết người, biết người quả là một đức tính hiếm có, như Tăng Quốc Phiên, một danh tướng cuối thời nhà Thanh đã nói: “Thà không biết chữ còn hơn không biết người”!

Tại sao Tăng Quốc Phiên lại có thể nhận ra mọi người nhanh chóng và nhìn thấu bản chất của một người? 4 câu thần chú được Tăng Quốc Phiên tổng hợp trong nhật ký chính là câu trả lời! Chúng ta cùng nhau xem qua nhé!

1. Chính tà nhìn mắt mũi, thật giả nhìn môi

Giải nghĩa: Tâm địa xấu xa và chính trực của một người chủ yếu phụ thuộc vào mắt và mũi; sự chân thành hay giả dối của một người chủ yếu phụ thuộc vào miệng và môi của người đó.

Tướng mạo là do tâm sinh ra, khuôn mặt như thế nào tương ứng với lòng nhân hậu, người nhân hậu thường nghĩ cho người khác, kẻ trộm cắp thường có tâm cơ xảo quyệt. Đối với một người, Tăng Quốc Phiên rất giỏi trong việc xác định họ qua mắt, mũi, miệng và môi trên khuôn mặt.

Theo ghi chép trong nhật ký của Tăng Quốc Phiên, ông tin rằng sống mũi thẳng, đầy đặn và cao là tốt, trong khi mũi vẹo là không tốt; có đôi mắt sáng, trong và vàng là tốt, còn không tốt là mắt có nhiều mây và hay di chuyển. Người có môi tròn, vuông và dày là người trung thành và đáng tin cậy, còn người có môi mỏng thì đạo đức giả hơn.

2. Công danh xem khí khái, phú quý xem tinh thần

Diễn giải: Từ hào quang của một người, chúng ta có thể thấy được danh vọng trong tương lai của người đó thế nào; từ quan điểm tinh thần của một người, chúng ta có thể thấy liệu người đó có giàu có hay không trong tương lai.

Một người có hào quang mạnh mẽ có khả năng lãnh đạo khá tốt, có trường năng lượng tích cực và có thể truyền cảm hứng hoặc ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh hơn. Vì vậy, những người như vậy nhìn chung có thể đạt được sự nghiệp và danh tiếng tốt.

Những người có tinh thần tốt họ cũng tỏa ra các trường năng lượng tích cực ra bên ngoài, có thể ảnh hưởng đến người khác; về nội tâm, họ có khả năng chịu đựng những thất bại và thử thách cao hơn, bởi vì họ bất khuất, tinh thần cao và kiên trì đến cùng. Và họ có thể đạt được rất nhiều của cải.

Tinh, khí, thần là “ba món bảo bối” trên cơ thể con người, nếu muốn cầu được phú quý, muốn hoàn thành tốt sự nghiệp và con đường học vấn của mình, thì phải nuôi dưỡng tốt tinh khí thần của mình.

Trong Đông y nói rằng: “Tinh đủ thì khí đủ, khí đủ thì thần vượng, tinh thiếu thì khí yếu, khí yếu thì thần cũng thiếu”, tình trạng sức khỏe của con người luôn được quyết định bởi ba yếu tố “tinh, khí, thần”.

Nếu như tinh khí thần không đủ, tinh thần không tốt, thì tình trạng sức khỏe của người đó cũng sẽ không tốt. Một người có vấn đề về sức khỏe thì làm sao có thể dễ dàng xử lý ổn thỏa cuộc sống của mình và đạt được thành công chứ?
Khi một người có tinh thần tốt, đương nhiên cũng sẽ vui vẻ giao lưu với người, người có tinh thần tốt thì khả năng tập trung cũng rất cao, não cũng duy trì được trạng thái hoạt động ở hiệu suất cao, tự nhiên phúc khí và vận mệnh đều sẽ đến.

3. Chủ kiến xem bàn tay, phong ba nhìn gân chân

Giải thích: Một người có quyết đoán và tập trung hay không chủ yếu phụ thuộc vào lòng bàn tay và móng tay của họ; một người có thể chịu được thử thách về thất bại hay không chủ yếu phụ thuộc vào đôi chân của anh ta.

Người có ngón tay mảnh mai đa phần là người lao động trí óc, đầu óc nhạy bén hơn, có nhiều sáng kiến, tu dưỡng giỏi giang. Ngược lại, những người có ngón tay mập mạp thường có xu hướng hành động liều lĩnh, đồng thời họ cũng thiếu tính quyết đoán và kiên định. Như Tăng Quốc Phiên đã ghi lại trong một ghi chép: “Người có móng tay chắc khỏe, phần lớn là người thông minh”, có nghĩa là người có móng tay chắc chắn có ý tưởng kiên định, người có ngón tay dài là người có nhiều ý tưởng.

Tăng Quốc Phiên cũng cho rằng, một người có chủ kiến hay không, có thể nhìn vào ngón tay của họ. Những người có ngón tay dài và lòng bàn tay dày dặn phần lớn là người kiên định tự tin, biết liệu trước tính sau, vì vậy họ có thể dựng nên đại nghiệp.

Bàn chân không chỉ là bộ phận có tác dụng nâng đỡ cơ thể mà trong Nhân tướng học, bàn chân còn dự đoán về tính cách cũng như vận số. Đời người khó tránh khỏi phong ba. Có người cả đời thuận lợi, không gặp sóng gió nhiều, nhưng cũng có người thì đường đời muôn vàn trắc trở, gặp nhiều biến cố trở ngại.

Dưới con mắt của Tăng Quốc Phiên, muốn biết một người có gặp phong ba khó khăn hay không, chủ yếu là xem bàn chân của họ. Người có bàn chân thô, chắc khỏe, chứng tỏ người đó có sức khỏe hơn người, nhưng người như vậy thường không chịu ngồi yên, dễ tự tạo phong ba cho mình.

Gân chân của một người chắc, khỏe, mạnh mẽ, giàu nghị lực, lại thêm khả năng cần cù, chịu khó nên có thể chống chọi với sóng gió của cuộc đời, vững vàng hơn trong nghịch cảnh, chịu đựng gian khổ.

4. Muốn xem quy củ, nhìn lời ăn tiếng nói

Khổng Tử nói: “Không biết chữ thì không thể biết người”. Quỷ Cốc Tử nói: “Miệng là cánh cửa của trái tim. Trái tim là chủ nhân của tinh thần. Ý chí, dục vọng, tư tưởng và sự khéo léo, tất cả đều ra vào qua miệng phát ra thành lời nói”.

Sự khéo léo của một người, niềm vui, nỗi buồn đều có thể được thể hiện qua lời nói, và những điều chúng ta nghĩ trong lòng ít nhiều sẽ được bộc lộ qua lời nói. Do đó, nếu bạn có thể hiểu cẩn thận những gì một người cần nói, biết cân nhắc xem điều đó đúng hay sai, và nó có tổ chức hay không, bạn có thể biết liệu người đó có đáng tin cậy hay không.

Tăng Quốc Phiên không thích những người hùng biện. Điều này cũng phù hợp với những gì Lão Tử đã nói: “Lời hay thì không thật, lời thật thì không hay”. Trong cuộc sống, những gì chân thật lại thường không màu mè, những người đáng tin cũng thường nói lời thẳng thắn, bộc trực. “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”, nếu như lúc nào bạn cũng muốn nghe được lời khen nịnh, hoa mỹ, ngọt ngào, thì quả là không ổn. Rồi sẽ đến lúc bạn nhận ra rằng những lời này sẽ khiến bạn không phân biệt được thật giả, tốt xấu. Rất nhiều khó khăn sẽ ập đến đến từ đó.

Trong sử sách cũng còn ghi chuyện Sở Trang Vương thường lo lắng việc nước, luôn hỏi han quần thần. Lũ nịnh thần lúc nào cũng ca tụng Sở Trang Vương sáng suốt, tài ba. Sở Trang Vương rất buồn, ông than: “Ta đây đã ngu mà đình thần lại ngu hơn ta nữa thì nước ta có lẽ khó mà giữ được yên”. Sau đó Sở Trang Vương loại bỏ hết bọn nịnh thần, trọng dụng người tài khiến nước Sở ngày càng hùng mạnh.

Bốn câu thần chú trên của Tăng Quốc Phiên có thể dạy chúng ta nhìn thấu con người một cách toàn diện và nhanh chóng hơn. Tiếp nối tinh hoa văn hóa truyền thống và truyền bá trí tuệ cổ điển của Trung Quốc học. Học một chút mỗi ngày, cải thiện một chút mỗi ngày!

Từ Thanh biên dịch
Theo: Trác Quân – Sohu

Xem thêm

[ad_2]