[ad_1]

3 quy luật nuôi con vĩ đại dưới đây dùng chỉ áp dụng một điều cũng giúp cha mẹ bồi dưỡng nên những đứa trẻ thông minh, xuất sắc.

Phần lớn sự xuất hiện của thiên tài không phải đến từ giáo dục nhà trường mà nhờ vào giáo dục gia đình. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái. Cha mẹ nào chẳng mong muốn con mình gặt hái thành công nhưng rất ít người biết cách làm sao để có thể giúp trẻ phát huy hết tố chất tiềm ẩn bên trong. Phần lớn cha mẹ đều giáo dục con theo kiểu tự phát, theo bản năng mà không hiểu rằng chỉ cần có phương pháp dạy chúng ta sẽ đỡ vất vả hơn trong việc dạy con mà hiệu quả lại còn cao vượt ngoài mong đợi.

Hy vọng, với 3 quy luật nuôi con dưới đây sẽ giúp cha mẹ có thêm nhiều ý tưởng để nuôi dạy con.

3 quy luật nuôi con: Quy luật bể cả – tự do để trưởng thành

Bể cá của công ty nuôi một vài con cái, mấy năm nay nó vẫn nhỏ xíu nên mọi người lầm tưởng đây là loài cá nhỏ. Một hôm, bể cá bị vỡ thế là người ta cho những con cá này vào hồ lớn để ăn lăng quăng. Nhưng thật không ngờ, chỉ sau một thời gian những con cá này lớn nhanh như thổi và theo thời gian, nó to gấp hàng chục lần so với trước.

Từ quy luật bể cá cho thấy, nếu cá cần không gian tự do để sinh trưởng thì con người chắc chắn cần điều đó hơn nữa. Cha mẹ vì thương con, sợ con vất vả nên từ việc lựa chọn trường, chọn quần áo, đồ chơi,… đều sẽ tự chọn cho trẻ. Vô tình điều này đã tước mất đi của trẻ quyền lựa chọn và điều này cũng làm hạn chế khả năng tư duy của chúng.

3-quy-luat-nuoi-con-vi-dai-cha-me-nen-biet-de-boi-duong-con-1

Cách tốt nhất với mỗi sự việc cha mẹ hãy cho trẻ tự đưa ra ý kiến của mình, đừng vội kết luận ý kiến của con đúng hay sai mà thay vào đó hãy hỏi xem tại sao con lại suy nghĩ như vậy. Cuối cùng, cha mẹ hãy cho con thêm một vài gợi ý để giúp trẻ có được cái nhìn đa chiều hơn.

Bên cạnh đó, những đứa trẻ nếu có được tự do đưa ra ý kiến, có được quyền lựa chọn sẽ sớm biết tự lập và không lệ thuộc vào bất kỳ ai. Chúng sẽ sống tự tin, biết rút ra bài học từ những quyết định sai lầm và nhờ đó mà trưởng thành hơn. Những đứa trẻ như vậy chắc chắn sẽ thành công vì chúng luôn biết cách làm chủ cuộc đời mình.

3 quy luật nuôi con: Quy luật tuần hoàn – thói quen tốt sẽ dẫn đến thành công

Có một thí nghiệm về cói voi như sau: Các nhà khoa học đặt một vách kính để ngăn bể chứa cá voi làm hai. Lúc đầu, cá voi không nhận ra vật cản nên bị va vào nhưng cuối cùng nó rút kinh nghiệm và tự động dừng lại khi đến chỗ tấm kính. Sau đó, các nhà khoa học tháo dỡ vách kính như con cá voi khi bơi đến vị trí đã từng đặt vách kính thì vẫn dừng lại.

Từ thí nghiệm trên ta thấy rằng, những thói quen đều được hình thành một cách ý thức lẫn vô thức.

Quảng cáo

3-quy-luat-nuoi-con-vi-dai-cha-me-nen-biet-de-boi-duong-con-2

Cũng như chú cá voi trên thí nghiệm, hành vi của con người sau một quá trình lặp đi lặp lại sẽ tự sửa chữa theo kinh nghiệm bản thân để hình thành nên một thói quen. Nghiên cứu cho thấy 21 ngày là đủ để hình thành một thói quen, tuy nhiên nếu chúng ta muốn thay đổi một thói quen thì sẽ mất nhiều thời gian hơn so với quá trình hình thành.

Một thói quen tốt sẽ giúp chúng ta dễ dàng đạt được thành công hơn. Có câu “gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Vậy nên, cha mẹ nếu muốn con trẻ có một tương lai tốt đẹp thì đừng quên giúp con rèn luyện những thói quen tốt, vì thói quen tốt chính là của cải mà đứa trẻ sẽ nhận về lợi ích suốt đời.

3 quy luật nuôi con: Quy luật Rosenthal – niềm tin tạo nên kỳ tích

Pygmalion là một nhân vật trong Huyền thoại Hy Lạp. Chuyện xưa kể rằng, Pygmalion sau khi tạc bức tượng một cô gái thì sau đó thì say đắm luôn tác phẩm của mình, luôn xem đó là người yêu duy nhất. Tình yêu sâu thẳm của Pygmalion đã làm lay động nữ thần sắc đẹp Aphrodite, vì thế bà đã dùng quyền năng giúp Pygmalion toại nguyện bằng cách biến bức tượng thành người như mơ ước của nhà điêu khắc.

Rosenthal là một nhà tâm lý học người Mỹ, vào thế kỷ 20 ông đã nghiên cứu về “Hiệu ứng Pygmalion trong lớp học”. Cụ thể, ông đã đưa ra đánh giá tích cực và tiêu cực cho hai nhóm sinh viên, kết quả cho thấy khi giáo viên tin tưởng vào nhóm học sinh nào thì những học sinh đó thường không khiến họ thất vọng. Hay nói theo cách khác, sự mong đợi tin tưởng của mọi người chính là điều cần thiết từ bên ngoài góp phần tạo nên thành công của một cá nhân nào đó.

3-quy-luat-nuoi-con-vi-dai-cha-me-nen-biet-de-boi-duong-con-3

Cũng tương tự như vậy, để con cái có thể gặt hái thành công thì gia đình phải là nguồn động viên cho trẻ, không ngừng khích lệ, thể hiện sự tin tưởng và năng lực của chúng bằng cách khẳng định “Con chắc chắn sẽ làm được”. Như một cách ám thị đứa trẻ sẽ làm được điều mà mọi người đã tin tưởng chúng.

Cơ chế của hiệu ứng áp thị được hiểu như sau: Khi đứa trẻ nghe hoặc nhìn thấy một hành đồng, lời nói bất kỳ thường xuyên, chúng thường có xu hướng hành động theo điều đó.

Xem thêm: Muốn trở nên cao quý nhất định phải hiểu tu dưỡng

[ad_2]