[ad_1]

Bộ Giao thông vận tải đang xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa đối với 11 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đăng kiểm và đường thủy nội địa. Cá biệt có quy định được đề xuất cắt giảm hoàn toàn, giảm 100% chi phí tuân thủ…

Đề xuất cắt giảm chế độ báo cáo danh sách ô tô hết và sắp "hết đát" sẽ tiết kiệm 191 triệu đồng/năm. Đề xuất cắt giảm chế độ báo cáo danh sách ô tô hết và sắp “hết đát” sẽ tiết kiệm 191 triệu đồng/năm.

Bộ Giao thông vận tải đang xây dựng dự thảo “Báo cáo phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải năm 2022” và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động.

Dự thảo đề xuất phương án, lộ trình cắt giảm, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, chế độ báo cáo trong lĩnh vực đăng kiểm và lĩnh vực đường thủy nội địa. Dự kiến văn bản sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực đăng kiểm và vận tải đường thủy nội địa.

CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HOÁ 219 QUY ĐỊNH TRONG 2 NĂM

Dự thảo báo cáo nêu rõ ngày 24/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1977/QĐ-TTg phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

Theo đó, cắt giảm, đơn giản hóa 165/1.044 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý, đạt 15,8%.

Trong năm 2022, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục rà soát, đề xuất cắt giảm các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ.

Dự kiến, cắt giảm, đơn giản hóa 54/1.044 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý, đạt 5,2%.

Trong đó, đơn giản hóa 30 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo hướng số hóa thành phần hồ sơ, bổ sung phương thức nộp trên môi trường điện tử, bổ sung việc trả kết quả trên môi trường điện tử để đảm bảo đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Các thủ tục hành chính này đề xuất sửa đổi tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng, trình Chính phủ tại Tờ trình só 6254/TTr-BGTVT ngày 21/6/2022.

Cùng với đó, đơn giản hóa 9 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo hướng số hóa thành phần hồ sơ, bổ sung phương thức nộp trên môi trường điện tử, bổ sung việc trả kết quả trên môi trường điện tử để đảm bảo đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. 

Đơn giản hóa 4 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng kiểm theo hướng đơn giản hóa các thành phần hồ sơ để cắt giảm chi phí, thời gian cho người dân và doanh nghiệp. Các thủ tục hành chính này được sửa đổi tại Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

 

Như vậy, trong 2 năm 2021, 2022 Bộ Giao thông vận tải cắt giảm, đơn giản hóa 219/1.044 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý, đạt 21%.

Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải đang tiếp tục xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa đối với 11 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Trong đó, lĩnh vực đăng kiểm dự kiến cắt giảm, đơn giản hóa 4 quy định, gồm 1 điều kiện kinh doanh, 2 thủ tục hành chính, 1 chế độ báo cáo.

Còn lĩnh vực đường thủy nội địa dự kiến cắt giảm, đơn giản hóa 7 thủ tục hành chính.

CÓ QUY ĐỊNH CẮT GIẢM HOÀN TOÀN, GIẢM 100% CHI PHÍ TUÂN THỦ

Riêng trong lĩnh vực đường thủy nội địa, Bộ Giao thông vận tải đề xuất cắt

Cụ thể hơn, thứ nhất, trong lĩnh vực đăng kiểm, liên quan đến ngành nghề đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển, Bộ Giao thông vận tải đề xuất cắt giảm, đơn giản hoá điều kiện về cán bộ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng và thợ đóng tàu.

Theo đó sẽ dự kiến giảm số lượng cán bộ kỹ thuật là người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy cón 6 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 3 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tàu thủy.

“Do hiện nay có nhiều phần mềm hỗ trợ nên có thể giảm số lượng cán bộ kỹ thuật, tương ứng giảm 25% so với quy định cũ”, Bộ Giao thông vận tải lý giải cho đề xuất trên.

Bên cạnh đó, giảm số lượng hệ thống quản lý phải áp dụng. Theo đó, chỉ phải áp dụng ISO 9001 hoặc tương đương, miễn áp dụng ISO 14001 hoặc tương đương, do việc tuân thủ các quy định về môi trường được điều chỉnh bằng các quy định phát luật cụ thể.

Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa trên là tiết giảm 12,5 triệu đồng/năm, tương ứng tỷ lệ cắt giảm chi phí là 25%.

Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải cũng đề xuất cắt giảm một số thủ tục hành chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của lĩnh vực đăng kiểm.

 

Đáng chú ý, Bộ Giao thông vận tải đề xuất cắt giảm chế độ báo cáo danh sách ô tô hết niên hạn, báo cáo danh sách ô tô sắp hết niên hạn, thực hiện trong giai đoạn 2022 – 2025, với chi phí tiết kiệm lên đến 191 triệu đồng/năm, với tỷ lệ cắt giảm chi phí 100%.

Chẳng hạn, bỏ thời hạn không quá 3 năm đối với hạn hiệu lực Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển theo Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển (Bộ luật ISPS) (Mã: 1.004296). Nhờ đó, tiết kiệm khoảng 2,7 triệu đồng/năm, tương ứng tỷ lệ cắt giảm chi phí 40%.

Thứ hai, trong lĩnh vực đường thuỷ nội địa, Bộ Giao thông vận tải đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính “Phê duyệt kế hoạch an ninh và cấp giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài” (Mã 1.003570) theo hướng đề nghị giảm bớt số lượng bộ hồ sơ phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính từ 3 bộ xuống còn 2 bộ, tiết kiệm 272 nghìn đồng/năm; tương ứng tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1,84%.

Bên cạnh đó, đơn giản hóa thủ tục hành chính thủ tục “Xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa” (Mã 1.004137) theo hướng đề nghị giảm bớt số lượng bộ hồ sơ phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính từ 3 bộ xuống còn 2 bộ, sẽ tiết kiệm hơn 4 triệu đồng/năm, với tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7,62%.

Ngoài ra, đơn giản hóa thủ tục hành chính “Đổi tên cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu” (Mã 1.009443) theo hướng thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 5 ngày làm việc xuống còn 3 ngày làm việc…

Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Giao thông vận tải chủ động phát hiện và kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan thuộc thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các Luật, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh cần thiết để thực hiện phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh được Thủ tướng Chính phủ thông qua.

Nguồn: https://vneconomy.vn/11-quy-dinh-nao-sap-duoc-cat-giam-don-gian-hoa-trong-linh-vuc-dang-kiem-duong-thuy-noi-dia.htm

[ad_2]