[ad_1]

Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến tiêu chí lựa chọn của người mua nhà…

Bất động sản vùng ven sẽ là động lực tăng trưởng chính của thị trường trong thời gian tới. Ảnh: Gamuda City (Hà Nội). Bất động sản vùng ven sẽ là động lực tăng trưởng chính của thị trường trong thời gian tới. Ảnh: Gamuda City (Hà Nội).

Đối với những người mua nhà với mục đích để ở, những tiêu chí lựa chọn chốn an cư đã thay đổi khá nhiều sau quãng thời gian dài thích ứng với dịch bệnh.

Trong giai đoạn cao điểm giãn cách xã hội, ta có thể dễ dàng nhận thấy con người giờ đây phải học cách thích nghi, làm quen với việc sinh hoạt và làm việc tại chỗ. Từ đó, nhu cầu được sống tại các khu đô thị tích hợp, có đầy đủ tiện ích từ làm việc đến vui chơi, giải trí, học tập… vốn đã nở rộ trong thời gian trước, giờ đây lại được xem trọng hơn bao giờ hết.

Vậy nên, rất nhiều gia đình đã có xu hướng dịch chuyển ra khỏi những trung tâm đông đúc sang khu vực rìa trung tâm, nơi vẫn đảm bảo các dịch vụ, cơ sở hạ tầng xã hội chất lượng cao, nhiều không gian xanh và thời gian di chuyển về trung tâm khoảng từ 20-45 phút.

Một ví dụ điển hình là Gamuda City tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Tọa lạc trên khuôn viên rộng lớn 274ha (nếu không tính công viên Yên Sở gần 300 ha liền kề), dự án này được phát triển bởi Gamuda Land, nhà kiến tạo đô thị hàng đầu đến từ Malaysia, nổi danh với những dự án đô thị xanh, sinh thái ấn tượng khắp châu Á.

Hơn mười năm về trước, khu vực Yên Sở thường bị xem là vùng “rốn nước” sình lầy, khu chứa nước thải ở phía Nam Hà Nội. Giờ đây, nơi này đã trở thành vùng lõi xanh, sở hữu công viên lớn nhất thủ đô toạ lạc bên cạnh một siêu đô thị tiêu chuẩn quốc tế, với đầy đủ các dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu làm việc, học tập, sinh hoạt hàng ngày của cư dân ở mọi lứa tuổi khác nhau.

Chính nhờ sở hữu các điều kiện cơ sở hạ tầng đó, Gamuda City những năm gần đây đã nổi lên như một điểm sáng của bất động sản khu Nam Hà Nội, thu hút vô số người dân về an cư, góp phần kéo giãn dân cư cho khu vực trung tâm thành phố. Ghi nhận từ thị trường, hiện tại mặt bằng giá đất nền, căn hộ tại Gamuda City nói riêng và khu vực Yên Sở – Hoàng Mai nói chung đã tăng gấp 5 lần so với thời điểm năm 2007.

Điều này phần nào cho thấy việc người dân dịch chuyển ra vùng ven không còn là xu hướng nhất thời hay cá biệt, mà sẽ là khuynh hướng chủ đạo của thị trường trong thời gian tới, nguyên do dẫn đến cuộc đua săn quỹ đất vùng phụ cận sôi nổi giữa các chủ đầu tư.

Ông Angus Liew – Tổng giám đốc Gamuda Land (HCMC) cho biết, doanh nghiệp này đang tiếp tục ráo riết tìm kiếm các quỹ đất mới để mở rộng quy mô hoạt động ở Việt Nam.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư phát triển bất động sản nhà ở không chỉ đối với các dự án khu đô thị mà cả các dự án đơn lẻ với quy mô từ 3-5 ha, nơi chúng tôi có thể tận dụng những kinh nghiệm dày dặn trong quá trình hiện diện hơn một thập kỷ tại thị trường Việt Nam. Tổng công ty đã thông qua các phương án đầu tư tại Việt Nam, và sẵn sàng bỏ ra nguồn vốn lớn để “thâu tóm” quỹ đất dưới nhiều phương thức như M&A, chuyển nhượng, đấu thầu…”, ông Angus Liew khẳng định.

Cuộc đua săn quỹ đất thu hút cả nhà đầu tư trong nước và khối ngoại. Ảnh: Celadon City (Gamuda Land).Cuộc đua săn quỹ đất thu hút cả nhà đầu tư trong nước và khối ngoại. Ảnh: Celadon City (Gamuda Land).

Với sự tham gia đông đảo và vô cùng hứng khởi của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, có thể tin tưởng thị trường bất động sản Việt Nam sẽ có được những tác động tích cực, trợ lực vững vàng để hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới, sau hai năm “đóng băng” vì đại dịch.

[ad_2]