[ad_1]

Vì sao 'Trâu gỗ ngựa máy' Tư Mã Ý chế tạo giống Gia Cát Lượng chỉ sai khác 1 ly mà đi không nổi?
Ảnh: Soha

Có những sự việc nhìn có vẻ đơn giản nhưng kỳ thực rất khó, có việc nhìn thấy khó nhưng kỳ thực lại rất đơn giản. Cho dù kỹ năng bề mặt điêu luyện ra sao, thì một chút “huyền cơ” không phải ai cũng biết là vô cùng trọng yếu, bởi lẽ thiếu một chút ấy thôi cũng đủ dẫn đến việc “Sai một ly đi một dặm” rồi.

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý là hai đối thủ một mất một còn trong thời Tam Quốc, có nhiều điển cố về hai anh hùng thời cổ đại này.

“Không thành kế” nhìn có vẻ đơn giản

Trong trận “Không thành kế”, mười vạn quân của Tư Mã Ý cờ xí ngợp trời, bao vây thành tứ phía, vậy mà lại bị dọa sợ bởi Gia Cát Lượng đang ngồi thong dong tự tại đánh đàn trên thành lầu. Nếu Tư Mã Ý là một kẻ phàm phu tục tử thì có lẽ mưu kế này của Gia Cát Lượng chưa chắc có hiệu quả. Vừa hay Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý chính là kỳ phùng địch thủ, hiểu nhau đến từng chân tơ kẽ tóc. Chỉ là Gia Cát Lượng luôn là người tính toán cao hơn một nước mà thôi. Cho nên có người cho rằng đây là cuộc đọ sức giữa hai linh hồn, hoàn toàn dùng mưu trí và sách lược thâm sâu, chứ không nhất thiết phải hao binh tổn tướng.

Một số người nói hình ảnh Gia Cát Lượng đánh đàn trên thành lầu cũng giống với Khổng Tử đánh đàn năm xưa. Bởi vì thông qua tiếng đàn của Khổng Tử, mà người nghe có thể nhìn thấy được bóng dáng của tác giả ca khúc. Tiếng đàn của Gia Cát Lượng còn thần diệu hơn nữa. Trong cuộc đọ sức với Tư Mã Ý lần này, có lẽ khí thế thiên binh vạn mã trong từng tiếng đàn réo rắt của Gia Cát Lượng mới chính là nguyên nhân thật sự đẩy lùi đại quân của Tư Mã Ý.

Nhìn có vẻ đơn giản là Tư Mã Ý vì lo sợ mà rút quân, kỳ thực đằng sau nó là một cuộc đọ sức nội tâm cực kỳ gay gắt.

Thần thông của Gia Cát Lượng còn có thể được nhìn thấy trong một điển cố khác thời Tam Quốc, sự việc trông có vẻ khó khăn, nhưng lại rất đơn giản. Gia Cát Lượng chế tạo “trâu gỗ ngựa máy” để vận chuyển lương thực, Tư Mã Ý cảm thấy vật này rất hữu dụng nên cũng trộm “trâu gỗ ngựa máy”. Tuy nhiên phiên bản trộm cắp “trâu gỗ ngựa máy” của Tư Mã Ý lại không hoàn thiện, vốn dĩ vẫn không sánh được với nguyên bản của Gia Cát Lượng, vẫn là không thể học được phần cốt lõi trong ấy.

Phiên bản “Trâu gỗ ngựa gỗ” của Tư Mã Ý, đánh một roi chỉ đi vài bước

Nguyên soái nói: “Từ xưa đến nay, ta chưa từng gặp ai tuấn tú như Gia Cát Lượng, lại tính toán như Thần, không dễ gì mà tiên đoán được”. Mấy hôm sau, Nguyên soái và tùy tùng hành quân cách doanh trại chưa tới 3 dặm, thì nhìn thấy tướng Hán là Chu Thương đang vận chuyển lương thực bằng “trâu gỗ ngựa máy”. Thế là ông phái bộ tướng Đặng Văn dẫn 3.000 quân đi cướp lấy hơn mười con “trâu gỗ ngựa máy” này. Sau đó Nguyên soái lệnh cho thợ mộc trong doanh trại tháo dỡ “trâu gỗ ngựa máy” ra xem bên trong dài ngắn cao thấp ra sao, kích thước và quy cách thế nào, rồi bắt chước theo đó mà chế tạo hàng trăm con. Sau đó sai người cầm cái chày đánh thử một cái, tuy nhiên nó chỉ có thể đi được vài bước. Tư Mã Ý nói: “Trâu gỗ ngựa máy” của Gia Cát Lượng, đánh một chày có thể đi được 300 bước, lên đường vận chuyển lương thực, còn của ta trong doanh trại này đánh không đi, Gia Cát Lượng có diệu pháp nào chăng?”

“Kinh trâu gỗ ngựa máy” mới là then chốt

Mấy hôm sau, nhìn thấy tướng hộ vệ và 300 quân đến trước doanh trại. Chu Thương đem rượu đến gọi to Nguyên soái: “Quân sư giao cho tôi mang chiến thư đến nghênh địch, xem thắng thua thế nào. Không ứng chiến thì hãy ra hàng. Ngài là danh tướng của nước Ngụy, cớ sao lại đóng chặt cổng không dám bước ra như vậy?”

Nghe vậy, Nguyên soái nói với binh sĩ: “Chu Thương đến, hãy mang rượu đến đây!” Rồi lệnh cho binh sĩ đem rượu thịt ra cho Chu Thương ăn uống no say.

Tư Mã Ý nói: “Đây là tiền vàng châu báu. Trâu gỗ ngựa máycủa Gia Cát Lượng, đánh một chày có thể đi được 300 bước. Ta cũng chế tạo trâu gỗ ngựa gỗ, nhưng đánh một chày chỉ đi có vài bước. Liệu có phương pháp nào khác chăng, ngươi hãy nói cho ta biết, ta sẽ cho ngươi vạn quan tiền vàng này, có thể phú quý cả nhà nhà.”

Chu Thương cười nói: “Trâu gỗ ngựa máy của Quân sư chúng tôi ấy à, người cầm chày chỉ cần niệm Kinh trâu gỗ ngựa máy là đi thôi”.

Lại nói tiếp: “Những người cầm chày ra lệnh cho trâu gỗ ngựa gỗ, tất cả là do tôi quản. Tối nay tôi sẽ đến doanh trại viết Kinh trâu gỗ ngựa máy dâng cho Nguyên soái”.

Tư Mã Ý vô cùng vui mừng, đã thưởng cho Chu Thương 30 quan tiền vàng, và hai con ngựa quý.

Vũ Hầu giễu cợt Tư Mã

Sau khi Chu Thương rời đi, ba hôm sau lại đến, Tư Mã Ý vội vàng đón tiếp, lệnh tả hữu dẫn vào. Khi Chu thương đi rồi. Tư Mã Ý rất bất ngờ khi nhìn thấy chữ viết trong thư là do đích thân Vũ Hầu viết: “Tướng tài từ thời cổ đại, có thể chế tạo trâu gỗ ngựa máy thì chưa tới năm người. Ngài là danh tướng của nước Ngụy, lại đi hỏi ta học Kinh trâu gỗ ngựa gỗ, hậu nhân chẳng phải sẽ cười chê ư!” Tư Mã Ý xem xong thì xé tan bức thư ấy. (Tam Quốc Chí bình thoại)

Vậy “Kinh trâu gỗ ngựa máy” là gì?

Thời Trung Quốc cổ đại có rất nhiều kỹ nghệ, hầu hết đều có quy định rõ ràng, ví như “truyền nam không truyền nữ” và nhiều nguyên tắc khác nữa. Còn có một số tâm pháp khẩu truyền tâm thụ, ví như “Thái cực quyền tâm pháp” đã thất truyền. Rất nhiều bậc thầy kỹ năng cao siêu, tìm không được người kế thừa có phẩm hạnh như ý, thì thà đem kỹ năng ấy xuống mồ chứ không tùy tiện truyền cho ai khác.

Từ lá thư của Gia Cát Lượng chế giễu Tư Mã Ý, đại khái cũng có thể hiểu được “Kinh trâu gỗ ngựa máy” không phải là điều có thể tùy ý truyền cho bất cứ ai. “Kinh trâu gỗ ngựa gỗ” cũng giống như một loại bùa chú. Người tu hành bắt quyết niệm chú có thể sai khiến được quỷ thần, những câu chuyện như thế này trong các thư tịch cổ cũng không phải là hiếm.

Tương truyền Gia Cát Lượng tinh thông “Kỳ môn độn giáp”, vì vậy mà tất cả mọi chuyện cũng không phải là quá kỳ lạ đến nỗi không giải thích được. Hậu nhân cảm thấy, ý tưởng điều khiển “trâu gỗ ngựa máy” rất giống với “Khoa chúc do” “Cản thi” ở Tương Tây (là phép điều khiển dẫn thi thể người chết trở về quê nhà).

“Kỳ môn độn giáp” hay “Khoa chúc do” là những công năng đặc dị đều được lưu truyền trong dân gian, con người ngày nay nghe và cảm thấy hoàn toàn không phù hợp với phạm trù khoa học thực chứng hiện đại. Nhưng thực tế thì khoa học hiện đại cũng chỉ là một trong những phương hướng khám phá của nhân loại mà thôi, tri thức của nhân loại vĩnh viễn không thể vượt qua trí huệ của Thần, thật sự không thể bao quát hết được đại thiên thế giới rộng lớn và huyền diệu vô tỷ này.

Theo Ntdvn

Xem thêm

[ad_2]