[ad_1]

Vì sao hôn nhân ngày nay không bền vững như ngày xưa?

Thực tế rằng tỷ lệ ly hôn của xã hội ngày nay rất cao và có xu hướng gia tăng. Vì sao lại như vậy? Và tại sao có nhiều người trở nên sợ hôn nhân đến thế? Chúng ta thử tìm hiểu sự khác biệt về quan điểm hôn nhân ngày nay và ngày xưa để có cái nhìn đa chiều hơn.

Quan điểm hôn nhân ngày xưa

Về phương diện đạo đức, quan điểm về hôn nhân của người xưa rất đáng để thế hệ mai sau học hỏi. Ngày xưa, một khi đôi nam nữ đã buông lời hẹn ước thì sẽ phải giữ lời hứa suốt đời, bên nhau trọn đời, không bao giờ từ bỏ.

Nhìn quan điểm về hôn nhân của một người, có thể đánh giá được phẩm cách của người đó về tu dưỡng đạo đức. Thời xưa, nam nữ một khi đã hẹn ước với nhau thì cả đời phải giữ lời hứa. Bất kể sau này có giàu hay nghèo, hoặc những gì thay đổi trong gia đình hoặc điều kiện vật chất; họ vẫn phải giữ lời hứa của mình. Trong văn hóa Trung Hoa ngày xưa rất chú trọng về “chữ tín, lời hứa và nhân cách…” Văn hóa truyền thống Việt Nam cũng đông dạng như vậy.

Người xưa định nghĩa hôn nhân là gì?

Thời xưa, hôn nhân được coi là sợi dây liên kết giữa hai gia đình với nhau, hai gia tộc với nhau, hoặc thậm chí là hai quốc gia với nhau. Hôn nhân là thứ đảm bảo cho gia đình tồn tại về mặt kinh tế, và một quốc gia tránh khỏi việc bị xâm lược; hoặc hai gia tộc trở thành liên minh với nhau. Hôn nhân thời xưa mang nặng tính kinh tế và lợi ích hơn. Còn những sự đồng điệu về tâm hồn, những rung động tình cảm hầu như không quá đặt nặng.

Người xưa định nghĩa hôn nhân là gì?
Lễ cưới truyền thống của Huế xưa (Ảnh minh họa)

Tư tưởng hôn nhân là liên minh đã trở thành một đường lối ngoại giao ở hầu hết các nền văn hóa cổ xưa. Các công chúa nhà Hán được gả cho vua Hung Nô để giữ yên bờ cõi phía Bắc Trung Hoa, Công chúa Huyền Trân được gả cho vua Champa để nhà Trần ổn định biên giới phía Nam, Lý Chiêu Hoàng được gả cho Trần Cảnh – người sau này là hoàng đế đầu tiên của nhà Trần, để từ đó dòng họ này vươn lên nắm chính sự Triều Lý.

Do đó, ông bà ta mới có loạt câu thành ngữ về hôn nhân như: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”; hoặc “Môn đăng hộ đối”; hay như câu “Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống”.Đại đa số các cuộc hôn nhân thời trước, yếu tố về gia cảnh, trình độ học vấn đặt lên hàng đầu. Cha mẹ mới là người quyết định xem đôi trai gái đó có được phép cưới nhau không.

Thời đó, vợ chồng chủ yếu quan tâm đến chuyện sinh nở nhiều hơn có yêu thương nhau hay không. Mọi người có gắng làm tròn bổn phận của một người cha, người mẹ; đổi lấy những sự an toàn, tán dương của họ hàng xung quanh. Thật ra nếu nói tình cảm không nảy sinh cũng đúng lắm; mà họ nghĩ tình cảm có thể bù đắp được. Vợ chồng ngoài tình ra còn có nghĩa.

Có lẽ bởi vậy, hôn nhân ngày xưa không có tự do cá nhân cao nhưng lại rất bền vững. Vì hôn nhân bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố mà không chỉ do đôi nam nữ tự quyết định, nên việc ly hôn là rất bị xã hội kỳ thị.

Quan điểm hôn nhân ngày nay

Ngày nay, nhiều giá trị đạo đức và quan điểm sống đã thay đổi; vấn đề hôn nhân cũng không ngoại lê. Chính xác hơn, quan niệm của chúng ta về hôn nhân đã thay đổi rất nhiều so với thời “ông bà ta”. Hiểu được sự khác biệt đó, chúng ta sẽ có cái nhìn thực tế và đúng đắn về hôn nhân, từ đó đưa ra cách ứng xử phù hợp.

Đầu tiên, nói đến tình yêu đôi lứa. Tình yêu và hôn nhân là hai khái niệm khác nhau, không như nhiều người nhầm lẫn. Vì tình yêu là mối quan hệ giữa hai người nam nữ; nhưng hôn nhân là còn gắn với mối quan hệ với cha mẹ, con cái sau này và thậm chí còn cả dòng họ hai bên.

Quan điểm hôn nhân ngày nay
Ảnh cưới chụp ngoại cảnh

Trong lịch sử, chưa bao giờ tình yêu và hôn nhân lại có sự “thoải mái” như ngày nay. Hiện tại, nam nữ có quyền tự do cá nhân trong việc tìm hiểu đối tượng, chủ động trong mối quan hệ và quyết định có đi tới hôn nhân hay không. Thậm chí việc yêu đương cũng rất dễ dàng thay đổi khi không có tiêu chuẩn đạo đức ước thúc.

Xã hội không còn những ràng buộc quá nhiều về họ hàng, gia thế cho hôn nhân. Các đôi nam nữ đến với nhau bằng tình yêu; và sự đồng điệu về tâm hồn và thể xác nhiều hơn. Cách mạng công nghiệp cũng tạo tiền đề cho “chủ nghĩa cá nhân” lên ngôi. Con người theo đuổi nhu cầu không chỉ về vật chất mà cả tinh thần. Có lẽ câu nói “Cha mẹ đăt đâu con ngồi đó”, nên được đổi thành “Con đặt đâu cha mẹ ngồi đó”.

Tuy vậy, ý nghĩa về hôn nhân không phải là bị phá vỡ một cách hoàn toàn. Những giá trị về gia đình vẫn còn nguyên, người chồng phải có nhiệm vụ trụ cột kinh tế, người vợ vừa là người lo hậu phương vừa cân bằng công việc cá nhân. Sự thủy chung trong tình yên và hôn nhân vẫn được đề cao. Dù rằng, thực tế vì quan niệm đạo đức đã xuống dốc nên nhiều người không giữ được các phẩm cách tốt đẹp, dẫn những hậu quả của hiện tượng “tự do hôn nhân”; nghĩa là việc cưới và ly hôn diễn ra dễ dàng và tràn lan. Vì không có sự ràng buộc xã hội nhiều để ước thúc đạo đức; nên những hiện tượng như ngoại tình, bạo lực gia đình, ly thân, ly hôn…. ngày càng phổ biến.

Ngày nay, hôn nhân trở thành con đường đầy thú vị nhưng cũng đầy cạm bẫy. Không ai biết trước phía trước của hôn nhân là gì? Liệu sẽ có những nguy cơ gì đang chờ đợi. Chúng ta bước vào hôn nhân với sự vui sướng được cưới người mình yêu. Nhưng nếu chỉ dựa vào tình yêu thì hôn nhân không chắc bền vững. Điều này khiến nhiều người không khỏi lo sợ, không dám nghĩ đến một viễn cảnh xa hơn liệu có xảy ra đổ vỡ hay không.

Vì sao hôn nhân ngày nay không bền vững như ngày xưa?
Lễ trao nhãn cưới.

Sự kỳ vọng một hôn nhân mỹ mãn ngày nay thể hiện qua “chiếc nhẫn cưới”. Đó là kỷ vật giúp đánh dấu sự gắn kết và ràng buộc giữa nam và nữ từ đó về sau. Đó còn là trách nhiệm mà bạn đời đặt vào nhau; nó nhắc nhở chúng ta sống sao cho không hổ thẹn với người kia.

Hôn nhân dù thời đại nào vẫn mang ý nghĩa thiêng liêng về một mối quan hệ nghiêm túc và đi cùng nhau tới cuối đời. Đừng nên vì không có ràng buộc xã hội ước thúc đạo đức mà dễ dàng phá hủy đi mối duyên đã định sẵn. Người xưa có câu “Tu trăm kiếp mới nên duyên vợ chồng”.

Xem thêm

[ad_2]