[ad_1]

Vi phạm “bán chui lúa non” tại dự án Celadon City đã khiến Công ty cổ phần Gamuda Land bị Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 900 triệu đồng.

Vì sao Gamuda Land bị phạt 900 triệu đồng liên quan đến dự án Celadon City
Phối cảnh dự án Celadon City của Gamuda Land tại TP. HCM. Ảnh: pomahomeviews

Cụ thể, tại Quyết định ban hành mới đây, UBND TP.HCM xử phạt vi phạm hành chính với Công ty cổ phần Gamuda Land do việc ký hợp đồng mua bán căn hộ tại khu chung cư A5, khu liên hợp thể dục thể thao và khu dân cư Tân Thắng khi chưa được Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện mở bán.

Theo UBND TP. HCM, việc làm trên của Gamuda Land là hoạt động huy động vốn chưa đúng với quy dịnh của Luật Kinh doanh Bất động sản, có thể dẫn đến rủi ro cho người mua.

Theo đó, Gamuda Land bị phạt 900 triệu đồng và buộc khắc phục bằng cách hoàn lại cho khách hàng phần vốn huy động không đúng quy định.

Khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng có tên thương mại là Celadon City, tọa lạc tại quận Tân Phú, là một trong 7 dự án thuộc nhóm vướng mắc điển hình liên quan đến chuyển nhượng, đóng thuế, tính thuế được thành phố đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ đầu năm nay.

Thực tế cho thấy, tình trạng bán nhà trên giấy khi chưa đủ điều kiện huy động vốn theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản trước đây thường gặp ở các công ty trong nước. Với lý do thực hiện song song các thủ tục pháp lý phải chờ lâu, đọng vốn, doanh nghiệp vượt rào bán lúa non (bán trước khi đủ điều kiện huy động vốn).

Tuy nhiên, đối với Gamuda Land, tình trạng huy động vốn không đúng quy định đã xảy ra cả ở doanh nghiệp nước ngoài, đơn vị được xem là có tiềm lực tài chính, thận trọng thực hiện thủ tục pháp lý dự án.

Trước khi bị TP. HCM xử phạt vì “bán lúa non sai phép” tại dự án Celadon City, tại dự án Dự án Gamuda City (Hà Nội), chủ đầu tư Gamuda Land cũng từng dính lùm xùm pháp lý về thời điểm “bán lúa non” các sản phẩm bất động sản tại đây.

Cụ thể, theo Bộ Tư pháp, tại công văn công văn số 03/BXD-PTĐT ngày 26/3/2010 trả lời cho Gamuda Land (Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam) liên quan đến việc xác định thời điểm được phép huy động vốn tại dự án Khu đô thị mới C2 (dự án Gamuda City) – Dự án đối ứng của Dự án BT xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở – Hoàng Mai – Hà Nội, Bộ Xây dựng đã hướng dẫn theo hướng “thời điểm đầu tiên của chủ đầu tư được phép huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở trong dự án khu đô thị mới nêu trên thông qua hợp đồng giữa bên bán và bên mua là sau khi dự án đã được UBND thành phố Hà Nội cho phép đầu tư và chủ đầu tư đã giải phóng mặt bằng, bắt đầu triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo giai đoạn đầu tư được xác định trong quyết định cho phép đầu tư.”

Tuy nhiên, theo Bộ Tư pháp, hướng dẫn nói trên là chưa phù hợp với quy định của Luật Nhà ở đang có hiệu lực tại thời điểm đó (Luật Nhà ở 2006). Do đó việc chủ đầu tư Gamuda Land tiến hành huy động vốn theo hướng dẫn là chưa phù hợp với quy định của Luật Nhà ở.

Cũng liên quan đến dự án Gamuda City tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), vào cuối năm 2022, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản yêu cầu Hà Nội yêu cầu Gamuda Land Việt Nam cung cấp hồ sơ liên quan đến dự án BT Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở – dự án đối ứng BT của dự án Gamuda City do còn một số tồn tại chưa được giải quyết.

[ad_2]

Nguồn: https://markettimes.vn/vi-sao-gamuda-land-bi-phat-900-trieu-dong-lien-quan-den-du-an-celadon-city-27013.html