[ad_1]

Tại kỳ họp bất thường của Quốc hội sáng ngày 4/1, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Theo báo cáo, đa số ý kiến các Ủy ban được phân công thẩm tra tán thành về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung dự án Luật nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và quy trình, thủ tục để thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; thể chế hóa các văn kiện của Đảng và thực hiện các nghị quyết của Quốc hội.

Đối với Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) (Điều 2 dự thảo Luật), Đối với Luật Đấu thầu (Điều 4 dự thảo Luật), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (Điều 7 dự thảo Luật), Luật Thi hành án dân sự (Điều 8 dự thảo Luật) về cơ bản đều nhận đa số ý kiến tán thành về những nội dung sửa đổi, bổ sung như dự thảo Luật.

Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ điều kiện để được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. (Ảnh: QH)

Riêng với Luật Đầu tư (Điều 3 dự thảo Luật), Ủy ban Kinh tế cho rằng: Đa số ý kiến Ủy ban Pháp luật (cơ quan chịu trách nhiệm thẩm tra về nội dung) tán thành sự cần thiết nghiên cứu, sửa đổi nội dung liên quan đến hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại (sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư số 65/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở).

Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ tổng kết, đánh giá kỹ hơn thực tiễn thi hành Luật, làm rõ vướng mắc nào xuất phát từ quy định của Luật, vướng mắc nào do các nguyên nhân khác để đề xuất giải pháp khắc phục phù hợp. Việc sửa đổi cần bảo đảm thận trọng, chặt chẽ, khả thi, tháo gỡ được các vướng mắc thực tế hiện nay; đồng thời, bảo đảm quản lý chặt chẽ đất đai, phòng ngừa việc trục lợi chính sách; bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật.

  • Kỳ họp bất thường của Quốc hội: Chi tiết 9 nội dung Chính phủ trình Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ

    Kỳ họp bất thường của Quốc hội: Chi tiết 9 nội dung Chính phủ trình Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ

    04/01/2022 10:46

  • Kỳ họp bất thường của Quốc hội: Quy mô Chương trình phục hồi kinh tế Chính phủ đề xuất “khủng” cỡ nào?

    Kỳ họp bất thường của Quốc hội: Quy mô Chương trình phục hồi kinh tế Chính phủ đề xuất “khủng” cỡ nào?

    04/01/2022 09:44

  • Kỳ họp bất thường của Quốc hội: Luật doanh nghiệp dự kiến thay đổi gì, cổ đông không thể bỏ qua?

    Kỳ họp bất thường của Quốc hội: Luật doanh nghiệp dự kiến thay đổi gì, cổ đông không thể bỏ qua?

    04/01/2022 06:52

Một số ý kiến cho rằng đây là chính sách lớn, tác động đến nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai, có thể tác động đa chiều đến thị trường bất động sản, do vậy, đề nghị Chính phủ đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng hơn các tác động của chính sách, dự báo tình hình chuyển mục đích sử dụng đất, khả năng phát sinh khiếu nại, tố cáo về đất đai để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định. 

Về các nội dung cụ thể của dự thảo Luật, Ủy ban kinh tế đề nghị: Làm rõ việc áp dụng quy định của dự thảo Luật đối với trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đối với các loại đất khác không phải là đất ở nhưng đã gần hết thời hạn sử dụng đất. Đối với việc thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng các loại đất thuộc dự án đầu tư mà không phải là đất ở, để bảo đảm sự kết nối với quy định của Luật Đầu tư, quy định khác của Luật Nhà ở và pháp luật về đất đai, bảo đảm sự minh bạch về thủ tục đầu tư, đề nghị làm rõ các điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng để được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai trong quá trình nhà đầu tư thực hiện thủ tục để được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư; giá trị của văn bản thẩm định về đáp ứng điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (trong giai đoạn chấp thuận chủ trương đầu tư) khi nhà đầu tư thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Về kỹ thuật lập pháp: Ủy ban Kinh tế Đề nghị thể hiện trong một điều riêng của dự thảo Luật nội dung sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở mà không ghép trong Điều 3 về sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư.

Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở) theo hướng:

– Quy định hình thức sử dụng đất để đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại là nhà đầu tư có quyền sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và các trường hợp thu hồi khác theo quy định của pháp luật: (i) có quyền sử dụng đất ở hợp pháp; (ii) có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác không phải là đất ở; (iii) có quyền sử dụng các loại đất khác không phải là đất ở.

– Đồng thời, để bảo đảm tính minh bạch, chặt chẽ, dự thảo Luật bổ sung quy định, sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng các loại đất khác thuộc dự án đầu tư (nếu có) sang đất ở và nghĩa vụ tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật về đất đai.

(Tờ trình Dự thảo dự án Luật)

[ad_2]