[ad_1]

Tư duy tạo ra khoảng cách đời người, người bình thường còng lưng gánh nước, người giàu có lại chọn cách đào giếng lấy nước.

Tư duy tạo ra khoảng cách

Ngày xưa, có hai nhà sư sống trong hai ngôi chùa trên hai ngọn núi liền nhau. Một người được gọi là nhà sư Nhất Hưu, người còn lại là sư Nhị Hưu.

Trên ngọn núi này không có nước, vì vậy cả hai nhà sư hàng ngày phải đến một con suối bên dưới chân núi để mang về. Họ thường gặp nhau khi gánh nước nên theo thời gian cả hai trở thành bạn tốt của nhau.

Thời gian cứ thế trôi đi, cho đến một ngày nọ, Nhị Hưu ra suối lấy nước như thường lệ nhưng không thấy Nhất Hưu xuất hiện. Nhị Hưu nghĩ người bạn của mình có lẽ đã ngủ quên. Thế nhưng, đến ngày hôm sau Nhị Hưu vẫn không thấy bóng dáng của Nhất Hưu đâu. Sau một tuần, rồi một tháng nữa Nhất Hưu vẫn không xuất hiện. Nhị Hưu thấy rất lo lắng và thầm nghĩ: “Nhất Hưu chắc đã bị ốm, mình phải đến thăm cậu ấy để xem có thể giúp đỡ gì được không?”

Tu-duy-tao-ra-khoang-cach-nguoi-khon-ngoan-dung-tri-de-lam-viec-1

Thế rồi, Nhị Hưu lên núi tìm đến ngôi chùa của Nhất Hưu. Vừa tới nơi thì Nhị Hưu thấy bạn mình đang tập Thái cực quyền trước cổng chùa, không hề giống một người bệnh. Cậu ngạc nhiên hỏi: “Cậu đã một tháng rồi không xuống núi lấy nước, tại sao vậy?”

Nhất Hưu mỉm cười đưa Nhị Hưu ra sân sau của ngôi chùa, cậu chỉ vào một cái giếng và nói: “Năm năm qua ngày nào tôi cũng đi lấy nước, làm xong bài tập thì dùng thời gian rảnh rỗi để đào giếng. Bây giờ tôi đã đào xong và giếng nước này đủ để nhà chùa sử dụng. Nên từ nay tôi không phải xuống núi gánh nước nữa, tôi cũng có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian để làm những thứ tôi thích, chẳng hạn như tập Thái cực quyền”.

Nhờ suy nghĩ thông minh của mình Nhất Hưu không còn phải làm việc vất vả và tốn thời gian đi gánh nước nữa. Nhưng Nhị Hưu vẫn phải xuống núi hàng ngày và không được nghỉ ngơi. Đây chính là minh chứng cho việc tư duy tạo ra khoảng cách.

Quảng cáo

Lời bình

Những người thông minh luôn biết sử dụng thời gian rảnh rỗi để giúp họ tìm kiếm thu nhập hoặc phát triển thế mạnh của bản thân. Điều này giúp họ có thêm nguồn thu và thành công lâu dài.

Trong thời đại ngày nay, nhiều người thường tận dụng thời gian của mình để rèn giũa bản thân. Người ngoài nhìn vào có thể không biết người trong cuộc đã phải nỗ lực thế nào, mà chỉ thấy hào quang của họ khi đã thành danh.

Tu-duy-tao-ra-khoang-cach-nguoi-khon-ngoan-dung-tri-de-lam-viec-4

Bạn là người đào giếng hay lấy nước điều đó tùy thuộc vào bạn. Trước khi có giếng, gánh nước có thể đảm bảo nhu cầu trước mắt, nhưng nếu bạn có tầm nhìn xa và trí tuệ sáng suốt, bạn sẽ nghĩ đến việc tự đào giếng, bởi đó mới là nguồn của cải thật sự. Tất nhiên, vừa đào giếng vừa gánh nước vất vả hơn những người còn lại rất nhiều. Tuy nhiên, khi bạn đào thành công một chiếc giếng tốt, nó sẽ mang lại cho bạn một “phần thưởng” vô giá trọn đời.

Phần lớn mọi người sẽ chỉ tập trung vào cảm giác cấp bách, thành quả và mất mát trước mắt. Vì vậy họ không có tầm nhìn lâu dài và dễ rơi vào khủng hoảng khi có biến cố. Nỗ lực không phải là sự lặp lại đơn giản của các chuyển động cơ thể thuần túy. Mà nó là một quá trình liên tục suy nghĩ, tổng kết và hành động. Người nghèo làm việc chăm chỉ, nhưng bỏ qua sự lựa chọn, trong khi người giàu đã lựa chọn đúng trước khi họ làm việc chăm chỉ. Hãy nhớ tư duy tạo ra khoảng cách, nếu bạn muốn thay đổi vận mệnh của chính mình thì điều đầu tiên cần làm là thay đổi tư duy.

Xem thêm: Sống tối giản giúp cuộc sống tinh tươm tinh thần được gột rửa

[ad_2]