[ad_1]

Sống trên đời, mỗi chúng ta, ai cũng đều mong muốn có một cuộc sống đầy đủ, khỏe mạnh, giàu sang phú quý. Có không ít người cầu điều này không được mà rơi vào thống khổ, oán trách trời đất. Đó là bởi vì họ không biết được rằng “trong mệnh chỉ có một thước thì khó cầu được một trượng”.

Vận mệnh

Cổ ngữ có câu: “Trong vận mệnh chỉ có một thước thì khó cầu được một trượng.” Thật có đạo lý, đã nói hết ra những gì một người cần ghi nhớ.

Không cần phải cả đời tranh đấu ngược xuôi vô vị, bởi vì ông trời đã sớm vì bạn mà an bài tốt hết thảy rồi. Trong đời nên có gì thì sẽ có thứ ấy, nên như thế nào thì sẽ là như thế ấy rồi. Nếu chỉ cưỡng cầu thì thật khó để được, nhưng nếu bạn bắt tay vào làm việc thiện nhiều hơn thì có thể tích được đại đức và được phúc báo.

Tiền bạc của cải

Chúng ta vẫn thường nghe, tiền bạc của cải là vật ngoài thân, khi sinh không mang theo đến, khi chết không mang theo đi. Người xưa quan niệm rằng chỉ cần có cái ăn, có cái mặc là đủ rồi. Một khi có ăn có mặc rồi mà vẫn thấy thiếu thì đó là tham.

Cho nên, có cái ăn đỡ đói là được rồi, cùng lắm thì người ta ăn ngon, mình ăn dưa cà, người ta mặc sang, mình mặc đủ ấm, vậy là đủ rồi. Bên Phật gia giảng rằng, hết thảy phú quý nhiều hay ít đều là từ “Đức” của người ta mà sinh ra, cưỡng cầu không được và than thân trách phận lại càng là sai lầm.

Địa vị

Giá trị của con người không phải được đánh giá dựa vào địa vị. Một người chỉ cần đặt tâm làm việc phù hợp Thiên lý, không làm việc ác thì cho dù là việc gì cũng đều là việc cao quý. Người làm quan chức to đến mấy hay thường dân áo vải, đều là không có phân chia cao thấp.

Cha mẹ

Người ta ví rằng, cha mẹ là người lập ra tài khoản tiết kiệm và trao cho con cái mà không cần thu hồi phí tổn. Dù cho cha mẹ không “thu hồi phí tổn”, không đòi hỏi nhưng con cái phải ghi nhớ công ơn và trả gấp bội.

Công ơn sinh dưỡng của cha mẹ, thậm chí đến tận khi cha mẹ rời xa, con cái cũng chưa trả hết được nợ. Hiếu thuận với cha mẹ là phù hợp với đạo lý, còn trái lại tất sẽ bị trừng phạt.

Hôn nhân

Hôn nhân đều là có nhân duyên mà thành. Một người gặp gỡ và thành thân với một người, đều là có nguyên do. Con người không ai là hoàn mỹ cả, cho nên “nhắm một con mắt” để nhìn những khuyết điểm của nhau mà coi như không nhìn thấy, mở một con mắt để nhìn vào những việc tốt mà đối phương làm cho mình, cần quý trọng hết thảy những gì đang có!

Con cái

Phật gia giảng: Con cái đến với cha mẹ là do ân và nợ. Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này có thể để trả nợ kiếp trước, đòi nợ kiếp trước, trả ơn kiếp trước hoặc để cha mẹ trả ơn kiếp trước. Hết thảy sinh mệnh đều không vô duyên vô cớ mà gặp lại nhau, huống chi là sinh sống cùng nhau?

Cho nên, đừng quá hy vọng, cũng đừng quá cưỡng cầu, bởi vì xét cho cùng, sinh mệnh của mỗi người là riêng biệt, ai cũng phải tự chịu về tương lai của sinh mệnh của mình, người khác khó quản được.

Bạn bè

Trên hành trình của đường đời, mỗi người đều gặp gỡ những người bạn dù ít hay nhiều. Một khi bạn đã muốn rời đi thì không cần cưỡng cầu ở lại. Ở bên nhau hàng ngày chưa hẳn đã là bạn tốt, chỉ cần khi có việc cần giúp đỡ, những người bạn đều đến bên nhau thì là đáng trân quý nhất rồi.

Hết thảy những gì trong mệnh nên có thì sẽ có, tranh đoạt được rồi cũng sẽ mất đi. Cho nên, cùng người tranh giành, cùng người so đo thì chỉ làm tổn hại bản thân mà thôi. Một khi hiểu được đạo lý này, thì con người sẽ hiểu được “thuận theo tự nhiên” và đó mới là cách sống thông minh nhất!

Đời người nên học được cách buông bỏ, xem nhạt công danh, vật chất, tự hài lòng vui vẻ với vận mệnh của mình. Một khi làm được điều ấy thì những người xung quanh cũng đều “tâm bình khí hòa”, cuộc đời sẽ thản đãng và tự tại hơn.

Xem thêm

[ad_2]