[ad_1]
Trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ không tránh khỏi những lúc vì quá tức giận mà la mắng con. Nhiều người thậm chí còn coi việc la mắng, đòn roi là cách giáo dục trẻ nhỏ.
Họ cho rằng, phải nghiêm khắc thì con mới vâng lời. Việc la mắng là hết sức bình thường, bố mẹ nào dù thương con đến mấy cũng đâu tránh khỏi lúc tức giận quát nạt con. Tuy nhiên, thực tế giữa đứa trẻ bị la mắng và không bị la mắng có sự khác biệt rất lớn.
Những đứa trẻ thường xuyên bị la mắng
Việc một đứa trẻ thường xuyên bị la mắng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, cụ thể như sau:
Thường xuyên cáu kỉnh, cãi lại cha mẹ: Cha mẹ giáo dục con theo kiểu bạo lực bằng lời nói trong thời gian dài sẽ khiến con hình thành tính cách cáu kỉnh. Trẻ sẽ cho rằng cách mà cha mẹ đang đối xử với mình chính là cách giải quyết vấn đề. Điều này sẽ khiến trẻ trở nên khó hòa đồng với mọi người.
Lòng tự trọng thấp, nhút nhát, dễ bỏ cuộc: Năm 1967, nhà tâm lý học người Mỹ Martin Seligman đã đề xuất một thuyết tâm lý về sự bất lực. Nếu một đứa trẻ thường xuyên bị la mắng, đòn roi trong quá khứ, sau này sẽ dễ dàng xuất hiện trạng thái tâm lý tuyệt vọng và bất lực. Những đứa trẻ này ngày càng tự ti, nhút nhát, không dám bày tỏ ý kiến của mình, ngày càng hèn nhát.
Sợ làm mất lòng người khác: Cha mẹ thường xuyên la mắng con sẽ khiến trẻ sợ hãi với mọi thứ. Nhiều đứa trẻ vì muốn người lớn hài lòng mà im lặng chịu đựng dù đúng hay sai. Qua thời gian, trẻ sẽ hình thành tâm lý quan tâm quá mức đến thái độ của người khác, nhìn sắc mặt người khác mà không dám từ chối. Thực tế cho thấy, những đứa trẻ có lòng tự trọng thấp sẽ sống vô cùng mệt mỏi khi suốt ngày phải quan tâm đến thái độ của người khác.
Thiếu tự tin, hay sợ hãi: Cha mẹ có để ý rằng, mỗi khi bị la mắng cơ thể trẻ sẽ có lại, chứng tỏ trẻ đang rất sợ hãi. Việc la mắng thường xuyên khiến trẻ dần trở nên sợ hãi bố mẹ, ngày càng kém tự tin và giao tiếp kém.
Những đứa trẻ không bị la mắng
Những đứa trẻ ít khi bị bố mẹ la mắng thường rất vui vẻ, cởi mở, lạc quan và sống tích cực hơn.
Tính cách tự tin, hoạt bát: Bố mẹ là tấm gương phản chiếu hành vi con cái. Nếu được lớn lên trong một gia đình hòa thuận, ít bị la mắng, những đứa trẻ sẽ biết cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Dần dần, trẻ sẽ hình thành tâm lý tự tin, dám làm dám thử, không ngại khó khăn thử thách.
Thái độ sống tích cực, lạc quan: Những đứa trẻ không bị la mắng sẽ có thái độ sống tích cực, lạc quan, yêu đời, tăng cường suy nghĩ để giải quyết vấn đề.
Thẳng thắn, dũng cảm: Trẻ lớn lên trong một gia đình vui vẻ, hạnh phúc sẽ được cha mẹ cho cơ hội để mắc sai lầm và rút ra bài học. Mỗi khi làm sai, trẻ sẽ không còn quá sợ hãi mà biết dũng cảm nhận trách nhiệm về mình, dám làm dám chịu.
Yêu quý bố mẹ hơn: Việc ít bị la mắng sẽ giúp con cái yêu thương và gần gũi bố mẹ hơn. Trẻ có xu hướng chia sẻ với cha mẹ mọi thứ.
Trí tưởng tượng phong phú: Trẻ nhỏ có bản chất tốt bụng, trẻ phạm sai lầm chủ yếu là do tò mò mà thôi. Nếu không bị cha mẹ la mắng, cấm cản, trẻ sẽ có cơ hội để phát huy trí tưởng tượng của mình.
Lòng tự trọng mạnh mẽ: Khi trẻ được cha mẹ tôn trọng, trẻ sẽ ý thức về lòng tự trọng trong xã hội. Trẻ biết cách bảo vệ tự tôn của mình, không để người khác làm tổn thương. Ngược lại, một đứa trẻ thường xuyên bị đánh đập, la mắng sẽ quen với việc bị chèn ép, không biết cách chống cự khi bị bắt nạt.
Thiếu khả năng chịu đựng sự thất vọng: Đây là nhược điểm duy nhất của những đứa trẻ ít khi bị cha mẹ la mắng. Trẻ sống trong một môi trường quá bình yên, khi ra ngoài xã hội có thể sợ hãi, trốn tránh trước một số tình huống. Cha mẹ có thể dạy con cách vượt qua nỗi sợ hãi này bằng những phương pháp tích cực.
Xem thêm: Trẻ cãi lại hay im lặng khi bị bố mẹ mắng: Phản ứng của con quyết định tính cách, tương lai
[ad_2]