[ad_1]

TP.HCM cần rà soát 23 dự án có quỹ đất để điều tiết xây dựng nhà ở xã hội, quỹ đất ở các quận huyện ngoại thành gần các khu công nghiệp, khu chế xuất để điều chỉnh đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động…

TP.HCM rà soát 23 dự án có quỹ đất

Để phục vụ nhà ở cho công nhân, người lao động trên địa bàn, TP.HCM sẽ phát triển thêm 612.000 m² sàn nhà ở.

Dự thảo Chương trình phát triển nhà ở tại TP.HCM giai đoạn 2021-2030 đang được gửi các đơn vị để thẩm định và trình Hội đồng nhân dân TP.HCM thông qua, nhằm giải quyết được chỗ ở cho 511.141 công nhân, người lao động.

Tại kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa X, ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, thành phố đã ban hành kế hoạch chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, trong đó, phấn đấu phát triển 366.510 căn nhà (khoảng 50 triệu m² sàn, trong đó, nhà ở xã hội chiếm 50%, khoảng 2,5 triệu m² sàn).

Ngoài ra, để phục vụ nhà ở cho công nhân, người lao động trên địa bàn, TP.HCM sẽ phát triển thêm 612.000 m² sàn nhà ở. Như vậy, thành phố cần rà soát 23 dự án có quỹ đất để điều tiết xây dựng nhà ở xã hội; quỹ đất ở các quận huyện ngoại thành gần các khu công nghiệp, khu chế xuất để điều chỉnh đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động.

Theo dự thảo Chương trình phát triển nhà ở tại TPHCM giai đoạn 2021-2030, TP.HCM đang khẩn trương trình các đơn vị để thẩm định và trình Hội đồng nhân dân TP.HCM để thông qua sẽ giải quyết được chỗ ở cho 511.141 công nhân, người lao động, trong đó, nhà ở xã hội chiếm 57.332 căn, tương ứng 175.144 chỗ ở. Đối với nhà trọ do người dân, doanh nghiệp xây dựng khoảng 84.000 căn nhà trọ, tương 336.000 chỗ ở.

Ông Trần Hoàng Quân cho biết, Sở Xây dựng TP.HCM đã trình TP.HCM phương án chi tiết, nếu như triển khai được ở huyện Bình Chánh sẽ nhân rộng ra ở TP. Thủ Đức và một số nơi khác.

Trong giai đoạn 2021-2025, TP.HCM phấn đấu giải quyết được chỗ ở cho hơn 243.000 công nhân. Trong đó, dự án nhà ở xã hội là 27.301 căn nhà (tương ứng 82.422 chỗ ở), nhà trọ do người dân tự xây là 40.000 căn nhà (tương ứng 160.000 chỗ ở).

Về vấn đề nhà ở cho công nhân và người lao động, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết thành phố sẽ sớm triển khai nhà giá rẻ để cho người lao động tiếp cận được dưới dạng mua hoặc thuê; có chính sách hỗ trợ cũng như yêu cầu các nhà trọ đảm bảo điều kiện an toàn, sạch sẽ cho người thuê.

“Thành phố cũng sẽ có cơ chế, các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức tham gia xây dựng nhà ở giá rẻ cho người lao động và công nhân”, ông Mãi nhấn mạnh.

Theo Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, từ góc độ thực tiễn có 02 yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của kế hoạch phát triển một triệu ngôi nhà giá rẻ dành cho người lao động, đó là vị trí và quỹ đất.

Về vị trí, dễ thấy các dự án động sản nhà ở cho những người có thu nhập thấp sẽ không đạt được những vị trí như các dự án bất động sản thương mại.

Về quỹ đất, đây là yếu tố đóng vai trò quyết định giá thành sản phẩm, tính hiệu quả của dự án bởi vì nếu các doanh nghiệp tự đi “làm đất” – nghĩa là đi mua đất và làm những thủ tục để giao lại cho thành phố, sau đó thành phố giao lại cho các dự án thì giá đất rất cao và mất nhiều thời gian, sẽ khó thực hiện được. Nếu chính quyền thành phố có sẵn quỹ đất để giao cho doanh nghiệp triển khai dự án thì sẽ khả thi hơn.

Về phương diện tài chính đối với các chủ đầu tư nhà ở, ông Khương cho biết thêm, giả định khi dự án được phê duyệt nhanh chóng, có quỹ đất giá rẻ và biên độ lợi nhuận của họ từ 7-10% thì các chủ đầu tư, nhà phát triển bất động sản sẽ sẵn sàng làm, có nhiều chủ đầu tư dù lợi nhuận thấp hơn họ vẫn làm vì sự tâm huyết muốn đóng góp cho xã hội.

Bởi vậy, bài toán tài chính sẽ không phải câu chuyện lớn của bất động sản Việt Nam trong thời gian vừa qua. Nhưng các vấn đề về thủ tục pháp lý lại làm cho giá trị sản phẩm cuối của bất động sản có biên lợi nhuận thấp đi. Do đó, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp không được các nhà đầu tư bất động sản quan tâm.

“Thành phố nên có những động thái quyết liệt hơn, để những người ở tỉnh có cơ hội đóng góp, học tập, làm việc, cống hiến cho sự phát triển của địa phương”, ông Khương nói.

[ad_2]