[ad_1]

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, việc triển khai thực hiện xây dựng cơ bản, giải ngân vốn đầu tư công của TP.HCM ước thực hiện khoảng 23.274,3 tỷ đồng, đạt 53,1% so với kế hoạch năm. Trong khi đó, lĩnh vực công nghiệp, ghi nhận tăng đều ở hầu hết các ngành sản xuất…

Ngành công nghiệp TP.HCM đã phục hồi, kể từ sau đại dịch Covid-19. Ngành công nghiệp TP.HCM đã phục hồi, kể từ sau đại dịch Covid-19.

Các số liệu báo cáo của Cục Thống kê TP.HCM cho thấy, việc triển khai xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý, về con số có tăng; song xét trên tổng thể thì tỷ lệ đạt 53,1% trong 10 tháng năm 2022 là một tỷ lệ thấp.

GIẢI NGÂN KHÓ ĐẠT KẾ HOẠCH CUỐI NĂM

Theo Cục Thống kê TP.HCM, vốn đầu tư thực hiện xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý, ước thực hiện tháng 10/2022 đạt 3.552,6 tỷ đồng, tăng 13,9% so với tháng trước và tăng gấp 3 lần so cùng kỳ 2021.

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư ước thực hiện 23.274,3 tỷ đồng, đạt 53,1% so với kế hoạch năm và tăng 56,4% so cùng kỳ. Cụ thể,

Xét theo khoản mục đầu tư, vốn đầu tư xây dựng cơ bản ước thực hiện 22.522,6 tỷ đồng, đạt 53,9% so với kế hoạch và tăng 55,4% so cùng kỳ; vốn sửa chữa lớn đạt 51,4% so với kế hoạch và tăng 59,3% so cùng kỳ.

Tính theo cấp quản lý, vốn ngân sách nhà nước cấp thành phố ước thực hiện 22.987,0 tỷ đồng, tăng 56,2% so cùng kỳ; vốn ngân sách nhà nước cấp quận/huyện ước thực hiện 280,9 tỷ đồng, tăng 74,5%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã ước thực hiện 6,4 tỷ đồng, tăng 112,7%.

Khối lượng thực hiện vốn đầu tư tại một số đơn vị của Thành phố như sau:

Ban quản lý Đầu tư xây dựng Hạ tầng đô thị: Tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2022 được giao là 4.333,8 tỷ đồng (gồm nguồn từ 2021). Lũy kế 10 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện đạt 47,6% so kế hoạch. Ban dự kiến hoàn thành 18/35 dự án chuyển tiếp, trong đó 12 dự án có tổng mức đầu tư trên 70 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 10/2022, việc triển khai thực hiện xây dựng cơ bản, giải ngân vốn đầu tư công của TP.HCM ước đạt 53,1% so với kế hoạch năm.Tính đến hết tháng 10/2022, việc triển khai thực hiện xây dựng cơ bản, giải ngân vốn đầu tư công của TP.HCM ước đạt 53,1% so với kế hoạch năm.

Ban quản lý Đường sắt đô thị Thành phố (MAUR): Tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2022 được giao (gồm nguồn vốn chuyển tiếp 2021) là 5.744,0 tỷ đồng; lũy kế 10 tháng ước thực hiện đạt 2.960,4 tỷ đồng, đạt 51,5% so kế hoạch.

Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp: Tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2022 được giao (gồm nguồn vốn chuyển tiếp) là 6.634,0 tỷ đồng; lũy kế 10 tháng ước thực hiện đạt 3.528,1 tỷ đồng, đạt 51,3% so kế hoạch.

Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông: Tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2022 được giao (gồm nguồn vốn chuyển tiếp) là 6.869,1 tỷ đồng; lũy kế 10 tháng ước thực hiện đạt 3.775,3 tỷ đồng, đạt 56,9% so kế hoạch.

Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng Hạ tầng đô thị: Vốn đầu tư công năm 2022 được giao (bao gồm vốn chuyển tiếp 2021) là 4.333,8 tỷ đồng; lũy kế 10 tháng ước thực hiện đạt 1.032,5 tỷ đồng, đạt 23,8% so kế hoạch.

Ở cấp địa phương có Ban quản lý Dự án Quận 12. Theo đó, tổng nguồn vốn được giao kế hoạch đầu tư công năm 2022 nguồn vốn ngân sách địa phương là 317,6 tỷ đồng; ước thực hiện hết tháng 10/2022 đạt 178,9 tỷ đồng, đạt 56,3% kế hoạch được giao.

SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TĂNG ĐỀU, NHƯNG CHƯA KHẢ QUAN

Ở lĩnh vực công nghiệp, tính đến hết tháng 10/2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính giảm 3,1% so với tháng trước và tăng 4,2% so cùng kỳ.

Đây là tỷ lệ giảm khá sâu so với hai tháng trước đó (tháng 8 tăng 0,5% và được nhận định là khá thấp). Vào thời điểm tháng 8/2022, Sở Công Thương TP.HCM không khỏi lo lắng khi ngành công nghiệp Thành phố đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất và thị trường xuất khẩu sụt giảm do lạm phát tăng cao.

Tuy nhiên, các số liệu được ông Nguyễn Khắc Hoàng, Cục trưởng Cục Thống kê cung cấp thêm cho thấy, ngành công nghiệp Thành phố đã phục hồi, kể từ sau đại dịch Covid-19.

Tính chung 10 tháng đầu năm 2022, chỉ số IIP trên địa bàn TP.HCM tăng 17,4% so với cùng kỳ. Bao gồm: Ngành khai khoáng tăng 50,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 14,5%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 11,7%.

Đối với bốn ngành công nghiệp trọng điểm của Thành phố, chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng đầu năm 2022 tăng 23,0% so cùng kỳ. Trong đó, ngành hóa dược tăng 34,4%; ngành lương thực, thực phẩm và đồ uống tăng 30,3%; ngành cơ khí tăng 12,7%; ngành sản xuất hàng điện tử tăng 4,5%.

Với ba ngành công nghiệp truyền thống, chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng đầu năm 2022 tăng 25,6% so cùng kỳ. Chia ra như sau: Ngành dệt tăng 42,2%; ngành sản xuất trang phục tăng 28,9%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 15,0%.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) TP.HCM 10 tháng đầu năm 2022. Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM.Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) TP.HCM 10 tháng đầu năm 2022. Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM.

Đối với ngành công nghiệp cấp II, có 25/30 ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp 10/2022 tăng so với cùng kỳ năm 2021. Một số ngành có mức tăng cao như: Công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 69,3%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 63,9%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 58,2%; sản xuất đồ uống tăng 58,1%; dệt tăng 42,2%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 39,4%.

Một số ngành có IIP giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, như: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 29,8%; sản xuất kim loại giảm 27,8%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 3,2%.

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10/2022 ước tính giảm 7,5% so với tháng trước và tăng 25,5% so với cùng kỳ. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2022, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp tăng 20,0% so cùng kỳ.

Trong đó, một số ngành có mức tiêu thụ tăng mạnh như: Sản xuất đồ uống tăng 72,8%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 68,1%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 59,0%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 51,0%; sản xuất xe có động cơ tăng 48,8%. Một số ngành có mức tiêu thụ giảm mạnh như: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 40,6%; sản xuất thiết bị điện giảm 15,0%; sản xuất kim loại giảm 7,6%.

Ngoài ra, chỉ số lao động tăng cũng là chỉ dấu cho thấy ngành công nghiệp đã phục hồi, đặc biệt là trong các tháng cuối năm. Cụ thể, chỉ số lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 10 tháng đầu năm 2022 tăng 12,2% so cùng kỳ.

Một số ngành có chỉ số lao động tăng, gồm: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 28,0%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 22,0%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) tăng 18,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 15,9%…

Nguồn: https://vneconomy.vn/tp-hcm-giai-ngan-von-dau-tu-cong-thap-san-xuat-cong-nghiep-tang-deu.htm

[ad_2]