[ad_1]
Vào cuối thời Đông Hán, thiên hạ hỗn loạn, trăm họ lầm than. Lúc đó Viên Thuật tự mình bá chủ một phương, cát cứ Hoài Nam, anh trai khác mẹ của ông là Viên Thiệu cũng chưởng quản Ký châu. Thiên hạ đồn rằng “Đại hán giả, đương đồ cao”, tạm dịch: “Thay nhà Hán là chỗ cao ở đường”. Câu này giải nghĩa ra đơn giản là: Nhà Hán diệt vong và Đồ Cao sẽ lên thay thế. Tuy nhiên lúc đó không ai biết được Đồ Cao là ai.
Viên Thuật tưởng rằng câu “Đại Hán giả, đương đồ cao” dành để viết cho mình. Viên Thuật, tên tự là Công Lộ (đường cái), mà “Đồ Cao” thì có nghĩa là “chỗ cao ở đường”. Do vậy Viên Thuật cảm thấy Đồ Cao chính là chỉ bản thân ông. Đúng là tên chữ của ông là Công Lộ (đường cái), tuy nhiên tên của ông lại không có điểm nào chỉ về “Cao”.
Viên Thuật lúc ấy trong tay còn nắm giữ ngọc tỷ truyền quốc, dưới tình huống này, Viên Thuật đã công nhiên xưng đế. Việc này không chỉ dẫn đến sự bất mãn của các chư hầu, mà còn tạo cho họ một cái cớ chính đáng, vì vậy các lộ chư hầu đều lấy cờ hiệu cần vương (cứu giúp triều đình trong cơn hoạn nạn) để tấn công Viên Thuật, cuối cùng Tào Tháo đã đánh bại Viên Thuật.
Nhưng Tào Tháo đã lấy Viên Thuật làm gương, không tự mình xưng đế, sau trận chiến Quan Độ, đã khiến ông đánh một trận mà thành danh, sau đó không ngừng phát triển lực lượng, làm nền tảng rất tốt cho Tào Phi về sau này. Năm 220, Tào Tháo qua đời, hưởng thọ 66 tuổi, Tào Phi kế nhiệm Ngụy Vương. Cùng năm đó, uy hiếp Hán Hiến Đế phải nhường ngôi, từ đó kết thúc sự thống trị hơn 400 năm của triều Hán, thành lập nước Ngụy, đổi niên hiệu là Hoàng Sơ. Sau khi Tào Phi xưng đế, nước Ngụy càng ngày càng cường thịnh.
Vậy câu “Đại hán giả, đương đồ cao” rốt cuộc nghĩa là gì? Thái sử Hứa Chi của nước Ngụy từng nói với Tào Phi như thế này: “Đồ Cao lên thay, tức là Ngụy; bên ngoài cửa cung nước Ngụy có một tòa thành cao ở bên đường, vậy ven đường mà cao đúng là chỉ Ngụy. Tại ven đường mà cao lớn không phải là Ngụy sao”. Đồ Cao có ý chỉ đến đồ vật cao lớn ở ven đường. Đúng là bên ngoài cửa cung của nước ngụy có hai tòa tháp cao vút ở ven đường. Vậy thì nhà Hán diệt vong, Ngụy sẽ lên thay. Cái tên xứng với thực lực.
Lúc này Tôn Quyền đứng ngồi không yên, ông so với Tào Phi thì lớn tuổi hơn, vậy mà chưa xưng đế, trong lòng không khỏi sốt ruột, vì vậy liền triệu tập đại thần thương lượng đối sách. Tuy nhiên lại có một vị đại thần rất xem thường việc Tào Phi đăng cơ.
Ông nói với Tôn Quyền: “Chủ công chính trị còn trẻ đừng vội, thành tựu ngày sau nhất định sẽ lớn hơn Tào Phi, theo ngu kiến của thần, Tào Phi xưng đế không quá 10 năm rồi sẽ bị chết, chủ công không cần phải lo lắng”. Tôn Quyền nghe xong thì kinh hãi, vội hỏi: “Khanh làm sao biết được?” Đại thần đáp: “Chữ Phi (丕) của Tào Phi mở ra chính là hai chữ Bất (不) Thập (十), đây chính là nói ông ta xưng đế không quá 10 năm”.
Ai ngờ kết quả đúng như vị đại thần dự ngôn. Theo sách sử chép lại: Tháng giêng năm Hoàng Sơ thứ 7 (năm 226), Tào Phi trở về cung điện Lạc Dương. Ngày 28 tháng 6 bị bệnh nặng, ngày 29 tháng 6 Tào Phi qua đời.
Tào Phi làm hoàng đế trước sau chỉ có 6 năm, lúc qua đời cũng mới 40 tuổi. Đối với việc này, có học giả cho rằng, đây là bởi vì Tào Phi năm 17 tuổi đã mắc bệnh lao, cho nên mới gần 40 tuổi đã bị bệnh qua đời. Nhưng sử sách cũng chép rằng Tào Phi từ khi phát bệnh cho đến khi qua đời chỉ có 1 ngày, trước đó Tào Phi cũng mắc bệnh, nhưng tối đa cũng chỉ 2, 3 tháng.
Bởi vì trước đó 1 năm Tào Phi còn tuần du Hoài Nam. Trước đó vài năm còn tự mình dẫn quân đi đánh Tôn Quyền, đây không phải là việc mà một người mắc bệnh mãn tính nghiêm trọng có thể làm. Dựa vào sự anh minh quyết đoán của Tào Tháo, làm sao lại có thể lựa một người gây bất lợi cho sự hưng vượng của gia tộc họ Tào?
Sự tồn tại của Tào Phi là để tiếp nối Tào Tháo, cũng là hy vọng duy nhất của Tào Tháo sau khi chết, không chỉ khiến đối thủ bội phục, còn khiến cho Tư Mã Ý có chút sợ hãi! Lúc Tào Phi tại vị, Tư Mã Ý cả đời thận trọng, không dám vượt sông Lôi Trì một bước.
Tiểu Phàm biên dịch
Theo: Lý Tĩnh Nhu – Soundofhope
[ad_2]