“Tiểu hòa thượng bán đá” là câu chuyện giúp bạn hiểu một điều rằng giá trị của bạn người khác không có quyền quyết định.

Câu chuyện “Tiểu hòa thượng bán đá”

Một hôm, vị sư già đang ngồi thiền bỗng có một tiểu hòa thượng hớt hải chạy đến và hỏi: “Sư phụ, xin người hãy nói giúp con giá trị lớn nhất của đời con là gì? Con đã nghĩ rất lâu nhưng không tìm thấy câu trả lời?”

Vị sư già sau khi nghe xong không trả lời ngay câu hỏi của tiểu hòa thượng mà kêu đồ đệ ra sau sau chọn một hòn đá to để đem ra chợ rau bán. Trước khi đi, còn dặn dò kỹ vị tiểu hòa thượng:

“Có người hỏi giá thì đừng nói gì, con cứ đặt ra ngoài hia ngón tay để mọi người tự trả giá sau đó con chỉ cần lắc đầu xem bên kia có mặc cả với mình hay không. Nhưng dù bên kia có trả giá cao bao nhiêu con nhất định không được bán, phải mang viên đá trở lại. Rồi sư phụ sẽ nói cho con giá trị lớn nhất cuộc đời con là gì?”

Sáng sớm hôm sau, tiểu hòa thượng theo lời chỉ dẫn của sư phụ mang hòn đá to đến chợ rau bán. Trong chợ rau quả người ra vào tấp nập, ai nấy đều rất tò mò về tiểu hòa thượng bán đá. Bỗng có người phụ nữ bước tới hỏi: “Viên đá này bao nhiêu?” Tiểu hòa thượng không nói. Người phụ nữ lại nói: “2 đồng?”

Tiểu hòa thượng liền lắc đầu, người phụ nữ lại tiếp tục nói: “200 ngàn đồng? Được rồi, tôi sẽ mua về để ép dưa cải”. Tiểu hòa thượng nghe người phụ nữ nói vậy thầm nghĩ thực sự sẽ có người trả giá 200 ngàn đồng chỉ để mua một hòn đá to vô giá trị.

Tuy nhiên, tiểu hòa thượng vẫn không bán đá cho người phụ nữ. Sau đó, tiểu hòa thượng vui vẻ cầm viên đá chạy về nói: “Sư phụ, hôm nay ở chợ rau có một người phụ nữ sẵn sàng bỏ ra 200 ngàn đồng để mua viên đá này. Người bây giờ có thể nói cho con biết giá trị lớn nhất của cuộc đời con là gì không?’’

Tieu-hoa-thuong-ban-da-Cau-chuyen-nhin-thau-nhan-sinh

Sư phụ nói: “Đừng lo lắng, ngày mai con hãy tiếp tục cầm viên đá này đến cửa hàng đổ cổ. Nếu có người hỏi giá con cũng sẽ làm như ngày hôm nay. Đừng nói lung tung, chỉ cần giơ 2 ngón tay ra hiệu đợi ra giá, sau đó lại mang viên đá về cho ta. Khi nào con trở lại, chúng ta sẽ nói về điều con thắc mắc!”

Ngày hôm sau, tiểu hòa thượng cầm viên đá to đến cửa hàng đồ cổ như lời sư phụ dặn. Một nhóm người thấy hiếu kỳ, tụ tập quanh tiểu hòa thượng, ai cũng đều xì xào “Không biết lai lịch của hòn đá này ra sao?”, “Chắc phải có giá trị lắm mới đem đến cổ hàng đồ cổ bán”, có người lại bảo “Chắc chắn hòn đá đó không phải thứ đồ bình thường”.

Đột nhiên, có một người chen ra khỏi đám đông, bước đến chỗ tiểu hòa thượng nói lớn: “Hòa thượng bán hòn đá này bao nhiêu?”, Tiểu hòa thượng nghe lời sư phụ dặn, không trả lời mà chỉ đưa hai ngón tay ra, người đàn ông có chút nghi ngờ nói: “2 triệu?”, tiểu hòa thượng lại lắc đầu. Người đàn ông tiếp tục nói: “Vậy 20 triệu, tôi có thể dùng viên đá này để tạc tượng”.

Tiểu hòa thượng nghe xong thì vô cùng sửng sốt, nhưng vẫn không bán hòn đá đó mà đem trở lại chùa. Vừa đến chùa, tiểu hòa thượng đã vội vã tới bên sư phụ của mình: “Sư phụ, hôm nay trong cửa hàng đồ cổ có người đã trả 20 triệu để mua viên đá này. Lần này, người có thể nói cho con biết giá trị lớn nhất của đời con là gì đúng không?”

Vị hòa thượng già lại nói: “Vẫn chưa được, ngày mai con lại tiếp tục đem hòn đá to này đến bảo tàng xem. Và vẫn như cũ, con không bán hòn đá này mà chỉ để người khác trả giá. Sau khi quay trở lại, sư phụ nhất định cho con đáp án mà con muốn biết!”

Quảng cáo

Sáng hôm sau, tiểu hòa thượng đem đá đi bảo tàng. Vẫn như hai người trước, một đám người kéo đến xem tiểu hòa thượng bán đá, mọi người lại xôn xao “Đây là đá gì? Được khai quật ở đâu? Của triều đại nào?” Tiểu hòa thượng không trả lời câu hỏi của họ.

Cuối cùng cũng có người đi tới hỏi giá: “Tiểu hòa thượng ra giá viên đá này bao nhiêu?” Hòa thượng nhỏ vẫn im lặng giơ hai ngón tay ra, “200 triệu?” Tiểu hòa thượng vô cùng ngạc nhiên cố sức giữ bình tĩnh. Người hỏi giá cho rằng giá của mình quá thấp, nhanh chóng thay đổi lời nói: “Là do tôi không có nhãn lực, không phải 200 triệu, tôi muốn trả 2 tỷ!”

Nghe thấy giá cao như vậy, tiểu hòa thượng vội vàng đem hòn đá quay lại chùa để gặp vị sư già. Chạy tới chùa, chưa kịp nghỉ ngơi đã thở hổn hển nói: “Sư phụ, hôm nay có người sẵn sàng bỏ ra 2 tỷ để mua viên đá này! Bây giờ người sẽ nói cho con biết, giá trị lớn nhất của cuộc đời con là gì, phải không? “

Vị sư già sờ đầu tiểu hòa thượng ân cần nói: “Đồ đệ à, con giống như viên đá này vậy. Nếu con đặt mình vào chợ rau thì con chỉ đáng giá 20 nghìn; nếu con đặt mình vào cửa hàng đồ cổ, thì con trị giá 20 triệu; và nếu con có thể trưng bày bản thân trong viện bảo tàng, giá trị của con đã là 2 tỷ. Đây là giá trị cuộc sống của con”.

Lời bình câu chuyện “Tiểu hòa thượng bán đá”

Câu chuyện “Tiểu hòa thượng bán đá” cho ta hiểu được rằng giá trị của bản thân người khác không có quyền quyết định.

Trong cuộc sống chúng ta thường nghe không ít người phàn nàn về giá trị của bản thân, họ cảm thấy bản thân thật vô dụng, không thể làm tốt được việc gì, thậm chí không thể kiếm ra tiền. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân khiến bạn cảm thấy bản thân mình vô dụng là do đặt mình vào vị trí thấp, thậm chí là chạm đáy. Những người này thường chờ đợi người khác giúp xác định vị trí cho mình, nhưng làm sao họ có thể tìm điểm thích hợp của bạn ở đâu?

Tieu-hoa-thuong-ban-da-Cau-chuyen-nhin-thau-nhan-sinh-3

Giá trị sống của mỗi người phụ thuộc vào nền tảng, định vị. Và sự khác biệt giữa các nền tảng nằm ở sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải biết lựa chọn, sự lựa chọn khác nhau sẽ mang lại kết quả khác nhau, vị thế khác nhau.

Nền tảng có thể xác định điểm bắt đầu và vị trí xác định giá trị. Giống như trong câu chuyện “tiểu hòa thượng bán đá”, viên đá nếu nằm ở chợ ra chỉ có giá trị 20 ngàn, nhưng trong cửa hàng đồ cổ lại có giá 20 triệu, và khi nằm tại bảo tàng nó có giá tận 2 tỷ. Thế mới thấy, chỉ cần định vị bản thân đúng chỗ bạn sẽ tìm thấy được vị trí của mình.

Đừng từ bao giờ từ bỏ quyền định vị bản thân, càng không nên hạn chế sự phát triển của chính mình. Nếu đã thực sự bỏ công sức nhất định phải mong có hồi báo xứng đáng.

Khi bạn cảm thấy mình vô dụng và không thể làm tốt việc gì, đừng quá nôn nóng. Hãy đi tìm câu trả lời, rồi bạn sẽ biết mình là ai!

Xem thêm: “Người bạn của cha” – Câu chuyện xúc động đầy tính nhân văn



Dự án xem nhiều:

Có thể bạn sẽ quan tâm: